7 lỗi ngữ pháp thường gặp khi học tiếng Đức

Một số nhầm lẫn mà sinh viên Việt Nam khi học tiếng Đức rất hay mắc phải. Hãy ghi nhớ những điều sau để bạn không mắc những lỗi như vậy nữa nhé!

 

1. Nhầm giữa Akk và Dativ

Hầu như học sinh đều nhầm cái này rất nhiều, Akkusativ chỉ dùng khi nó trả lời cho câu hỏi Wohin – nghĩa là đi đâu, muốn đến đâu.  Ví dụ: 

  • Wohin möchten sie fahren?
  • Ich möchte nach Hause fahren. 

+ Trừ trong một số trường hợp nó đi kèm giới từ như : zu, mit, bei, nach, … thì phải đổi thành Dativ ngay.

Dativ sẽ trả lời cho câu hỏi wo nghĩa là ở đâu. Wo bist du? Ich bin im Supermarkt. Nó không có trường hợp ngoại lệ. Nếu 1 câu bạn muốn nói nó phải trả lời cho câu hỏi ở đâu thì bạn luôn luôn phải dùng thì Dativ. 

Ngoài ra bạn có thể tìm thấy các bài tập ngữ pháp về dativ, akkusativ để cải thiện ngữ pháp của mình nhé.

2. Nhầm giữa Gen và Dativ

Lại một cách nhầm tai hại nữa là giữa Gen và Dativ. Như mình đã nói ở trên Dativ sẽ phải trả lời cho câu hỏi Wo – Ở đâu. Genetiv là thể sở hữu ví dụ : Peters Zimmer, des Haus,… Genetiv được dùng khi nói về một cái gì đó được sở hữu bởi ai. Tuy nhiên vẫn có người rất hay nhầm(hình như mình thì phải).

3. Sai giống của danh từ

Tiếng Đức và tiếng việt đều thuộc hệ chữ la tinh chính vì thế có đên hơn 80% số chữ cái là giống nhau. Mỗi ngôn ngữ của mỗi nước lại được biến đổi đi cho phù hợp với địa lý của từng vùng.

Tiếng Việt cũng giống như tiếng Đức vậy cũng có 3 giống đực (thằng), cái (con), trung (nó).

Nhưng tiếng Đức hầu như chẳng có quy tắc gì về giống cả. Bạn muốn nói tiếng Đức bạn phải học thuộc tất cả những danh từ mà bạn sẽ phải sử dụng kèm theo giống của nó.

Ngay cả các cô giáo dạy tiếng Đức cũng rất hay nhầm cái này. Bạn chỉ có cách học thuộc. Mình sẽ có 1 bài hướng dẫn các bạn cách nhớ der, die, das trong tiếng Đức. 

7 lỗi ngữ pháp thường gặp khi học tiếng Đức - 0

4. Sai khi dùng câu Nebensatz

Khi nào sử dụng Nebensatz, khi mà có các từ sau : wahrend, wenn, als, weil, ehe, …

Với loại câu này bạn phải để động từ đứng cuối câu và phải chia theo chủ ngữ đứng trước.

Điều này tương đối phức tạp với chúng ta vì phải nói chủ ngữ trước nhưng đến cuối câu lại quên mất chủ ngữ là gì cho nên quái chia nữa cứ để infinitiv -> sai.

Hầu như học sinh mới học tiếng Đức tầm 1 năm trở lại thì đều sai lỗi này khi nói.

Các bạn có thể xem thêm đoạn video Hướng dẫn dùng câu nebensatz để hiểu rõ thêm về cách dùng của loại câu này nhé.

5. Sai lầm giữa xác định và không xác định.

Tiếng Đức cũng như tiếng Anh vậy nó cũng có thể xác định và không xác định. Khi nào bạn nói về 1 vật hay 1 sự việc chắc chắn nào đó thì bạn phải dùng thể xác định còn nếu nói về số lượng thì phải dùng thể không xác định.

6. Sai chia đuôi tính từ (vietnamesiche Studenten)

Cái sai của những bạn hay học tiếng Đức là chia sai đuôi tính từ, cái này có 3 nguyên nhân chính: không nhớ giống của danh từ cần chia, không nhớ thì akk, dat, gen hay là nominativ, cũng có thể bạn nhầm lẫn giữa tính từ và danh từ trong tiếng Đức.

Như ví dụ trên vietnamesiche Studenten là đúng chứ không phải là Vietnamese Studenten. Vietnamese là danh từ ( những người việt nam)

7. Nhầm lẫn giữa als và wenn

Khi nào dùng als: Bạn chỉ được dùng khi nói về 1 thời đểm xác định trong quá khứ như 1 năm nào đó, tuổi, hoặc 1 sự việc chỉ sảy ra không quá 1 lần trong quá khứ.

Ví dụ: Als ich 7 jahre war, hatte ich eine schöne Freudin.

Khi nào dùng wenn:

  • Bạn chỉ được dùng khi nói về 1 sự việc cứ lặp đi lặp lại, hoặc nó thay cho từ nếu (if).

    Ví dụ: Nếu tôi có 1 công việc tốt thì tôi sẽ kiếm được rất nhiều tiền: Wenn ich einen guten Beruf hätte, werde ich viel Geld haben.

  • Nó còn được dùng khi muốn nói về 1 điều ước không có thật.

Những học sinh rất hay nhầm khi sử dụng 2 từ này, nên các bạn hãy chú ý nhé.

Trong quá trình học tập mình sẽ cố gắng up date các thủ thuật và kinh nghiệm học tiếng Đức tại đây và veröffenlich chúng cho tất cả mọi người.

Giọng văn có thể chưa được chỉnh chu lắm nhưng đây là những kinh nghiệm từng trải của mình, hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn.

Kim Hoa


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Cẩm nang du học Đức