Các loại Visa Đức dành cho du học sinh Việt Nam
Visa Schengen
Dành cho những sinh viên muốn ở Đức từ 3 – 6 tháng. Thông thường những người xin visa loại này thường đăng kí các khóa học ngôn ngữ ngắn hạn 3 tháng hoặc có dự án nghiên cứu ở Đức. Sau khi kết thúc khóa học, bạn buộc phải về nước. Nếu muốn trở lại nghiên cứu tiếp một chương trình khoa học nào đó, bạn buộc phải đợi ít nhất 3 tháng mới có thể xin lại visa đi Đức
Visa khóa học ngôn ngữ
Để được cấp loại visa này, bạn phải có giấy xác nhận đăng kí tham gia khóa học ngôn ngữ tại Đức. Thời hạn của thị thực phụ thuộc vào thời gian khóa học, vì thế visa này phù hợp với những sinh viên muốn đăng kí các khóa học nhiều hơn 3 tháng.
Đại diện chính phủ Đức sẽ xác nhận chứng chỉ tiếng Đức mà bạn đã hoàn thành tại Việt Nam, chứng minh tài chính, bảo hiểm sức khỏe và một số giấy tờ khác
Visa quốc gia
Loại thị thực này có thời hạn từ 3 tháng trở lên dành cho những sinh viên muốn được cấp bằng học thuật ngành chuyên môn hoặc nghiên cứu khoa học. Khi được chấp nhận, bạn sẽ có một cuộc hẹn ở Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán Đức.
Bạn sẽ phải cho đại sứ biết hoặc cung cấp thêm các thông tin về thư mời nhập học, bảo hiểm sức khỏe, chứng minh tài chính của mình hoặc gia đình (đã được đồng ý) đủ 7908 Euro để trang trải học phí, chi phí sinh hoạt trong năm đầu tiên
Visa dành cho sinh viên đang tìm khóa học
Loại visa này được cấp cho những sinh viên muốn học lên bậc cao hơn ở Đức nhưng chưa tìm được khóa học/ trường học. Visa cho phép bạn được lưu trú ở Đức trong vòng 3 tháng để quyết định nên đăng kí học trường nào. Sau khi đăng kí kháo học thành công, visa sẽ được chuyển thành visa dài hạn
– Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn/ ngắn hạn tùy theo từng khóa học. Tờ khai có thể trả lời bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh
– 02 ảnh mới chụp trong vòng 6 tháng, nền trắng, chụp chính diện từ đầu xuống vai
– Hộ chiếu (bản chính có chữ ký), còn hiệu lực trên 6 tháng, có ít nhất 4 trang trống để dán visa
– Bản tóm tắt quá trình học tập và làm việc từ khi bắt đầu tốt nghiệp trung học phổ thông (ghi rõ cả thời gian không đi học, không đi làm nếu có)
– Chứng minh tài chính đủ khả năng trang trải trong thời gian cư trú tại Đức bằng cách nộp 1 trong các giấy tờ sau:
+ Giấy cam kết bảo lãnh (bố mẹ hoặc người bảo lãnh)
+ Giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng tại Đức hoặc 1 ngân hàng tại Việt Nam với số tiền tối thiểu là 8.040 Euro. Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa để mỗi tháng chỉ được rút
tối đa 670 Euro
+ Giấy chứng nhận được cấp học bổng của sở giáo dục tại Đức
– Bảng chứng chỉ APS (trường hợp đi học nâng cao sau đại học không cần nộp)
– Gấy báo nhập hoc tại ngành đã đăng kí tại 1 trường ở Đức có điều kiện kèm theo hoặc giấy chứng nhận đã đăng kí trước 1 suất học tại một trường ở đây
© 2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...