Sự khác biệt Đông đức và Tây đức vẫn còn rất rõ rệt trong tâm trí của người Đức. Sau hơn 20 năm thống nhất nhà nước Đức vẫn thu 1 khoản thuế riêng của dân để xây dựng lại cơ sở hạ tầng bên Đông Đức.
Mình đã có dịp đi qua Đông đức thì thấy sự đổi mới chỉ nẳm ở khu trung tâm có các tòa nhà xây mới, chứ ra 1 chút là các khu nhà cũ. Ngay đến mức lương ở bên tây Đức cũng cao hơn và có nhiều việc làm hơn.
Hiện Đông Đức giá nhà rẻ và còn thừa nhiều nhà vì ít người ai cũng muốn chuyển qua tây Đức vì công việc và cuộc sông.
Gia đình chồng mình là người Đức sống bên Tây hết cả, nhưng bố dượng chồng sinh ra và học tập ở bên Đông. Sau khi nước Đức thống nhất đã chuyển qua bên Tây Đức làm.
Mình luôn hỏi ý kiến người Đức về sự khác biệt Đông Tây này và mình từng đến thăm cả 2 nơi.
Trong tâm thức người từng sống qua thời đại đó, sự kỳ thị vẫn còn. Giới trẻ Đức thì có mở mang hơn chút .
Ngay hệ thống trường đại học bên tây Đức hầu hết điểm yêu cầu cao hơn và cực khó vào hơn. Tư tưởng văn hóa Đông – Tây cũng khác nhau khi 1 bên cởi mở hơn, 1 bên còn thu mình.
Bên Đông Đức vẫn còn rất hay có mấy vụ biểu tình chống ng nước ngoài rồi đánh người nước ngoài. hic hic mình nghe từ chính người Việt và người Đức kể. Vậy thì sự tình thế nào ???
Nhân tiện bàn về chuyện học bên Đông Đức hay Tây Đức với bạn Hoàng Hà Phan. Mọi người cùng đọc xem nhé!
1. Khác biệt giữa Đông Đức – Tây Đức thực ra là một phần định kiến của sự khác biệt văn hóa
Cá nhân em thì tuy thấy có sự khác biệt giữa Đông Đức -Tây Đức nhưng em không cảm thấy đc sự kì thị rõ rệt. Nếu có sự kì thị rõ rệt thì thủ tướng Đức, bà Merkel người Đông Đức + cựu đoàn viên Cộng Sản + học đại học bên Đông Đức), đã ko lên nắm quyền và nắm quyền lâu như vậy.
Thực ra nhiều cái là định kiến thôi chứ theo cảm nhận của em thì khoảng cách thật giữa Đông Tây càng ngày càng nhỏ lại chứ ko lệch pha như bài báo viết.
Và trên thực tế thì không phải bên Tây Đức cái gì cũng hơn và nhiều điều đc nói về Đông Đức là định kiến chứ không hẳn là đúng.
Như văn hoá giữa hai bên khác biệt thì rõ rồi, nhưng cái đó đa phần là do vùng miền chừ ko phải do Đông-Tây. Nếu so người Tây Đức phía Bắc với ng Tây Đức phía Nam cũng có nhiều khác biệt mà.
Đức từ thưở xa xưa vốn luôn là một đất nước đa văn hoá, luôn bị phân chia thành từng lãnh thổ nho nhỏ, tới tận năm 1871 dưới tay Bismarck mới “thống nhất” đc 39 lãnh địa nho nhỏ thành một nước Đức (Deutscher Bund), và đến tận bây giờ sự “đa sắc” của Đức vẫn còn đc thể hiện rõ rệt ở việc lãnh thổ và hệ điều hành của đất nc đc chia thành từng bang.
Ngân Chu : Hồi chị mới sang Đức không hiểu lắm về khác biệt Đông-Tây Đức. Nhưng chính người Đức đã nói và giải thích cho chị, không chị từ bạn bè , người thân ở vùng Köln -Bonn mà còn giáo viên tiếng Đức ở Uni Bonn.
Chuyển về tới Stuttgart vẫn nghe người Đức nhắc tới sự khác biệt này.
Người bên Tây luôn cho rằng hệ thống giáo dục và đời sống của họ vượt trội hơn bên Đông Đức và khi chị nói có lẽ chị nộp hồ sơ vào TU Chemnitz mọi người gàn ngay, kiểu là phải học bên Tây này....
Có lẽ định kiến này khá sâu sắc.
Tại Uni Tübingen chị lại thấy khác khi đa phần sinh viên đến từ trong cùng bang. Nhiều sinh viên thi xong Abitur chọn học ngay tại Uni gần nhà và chị gần đây mới biết duy nhất 1 sv đến từ Leipzig.
Có thể ở các thành phố lớn kiểu Hamburg, Frankfurt, München thì sự pha trộn sinh viên các vùng miền khác nhau nhiều hơn.
2. Học đại học bên Đông Đức và những điểm lợi
Em sinh ra và lớn lên ở Đông Đức, học đại học cũng chọn trường TU Ilmenau là một trường nhỏ nhưng khá danh tiếng bên Đông Đức, mặc dù em đã nhận đc Zulassung của trường TU Darmstadt và tới giờ ngoảnh lại em thấy đó là một trong những quyết định đúng đắn nhất của cuộc đời em.
Như bài viết nói đúng 1 điều là điều kiện học hành bên Đông Đức tốt hơn ở bên Tây Đức (theo nhiều Studien em đọc qua thì điều đó ko chỉ đúng với đại học mà còn đúng với bậc mẫu giáo và cả Gymnasium.
Link ví dụ: http://www.zeit.de/…/laendervergleich-ost-west-bildung), và nếu nhìn vào tỷ lệ sinh viên Tây Đức tại trường em thì em tin rằng khoảng cách Tây Đức – Đông Đức không còn đáng kể trong con mắt của thế hệ trẻ, vì hơn 60% sinh viên học tại trường em là người Tây Đức, mà ko phải Tây Đức vùng lân cận mà rất nhiều bạn em quen đến từ những vùng gần biên giới Pháp hoặc biên giới Thụy Sĩ, thậm chí có những ng là người Thụy Sĩ.
Tỷ lệ sinh viên nc ngoài là 20% và tỉ lệ sinh viên Đông Đức chỉ có 20%.
Chứng tỏ giới trẻ cũng “trà trộn” phết. Ngoài ra ko chỉ sinh viên mà em thấy các giáo sư tiến sĩ cũng có nhiều người đến từ phía Tây.
Hệ thống trường đh bên Tây Đức điểm đầu vào cao hơn và khó vào hơn, khác với suy nghĩ của nhiều người lại chính là một Indiz về việc chất lượng giảng dạy và điều kiện học kém hơn. Đơn giản vì bên đó quá đông sinh viên, do định kiến (sai lầm) “Tây hơn Đông”, quá nhiều người apply vào các trường Tây Đức nên khi xin nhập học mới khó khăn như vậy.
Nghe kể, TU Darmstadt quá tải tới mức Vorlesungssaal ko đủ chỗ cho sv ngồi, nhà trường phải dựng lều ngoài trời cho sv ngồi học. Đông sinh viên nên các giáo sư betreuen ko xuể.
Sếp chồng em học TU Braunschweig kể (sau khi tị nạnh với chồng em vì đc giáo sư quan tâm, tận tình hướng dẫn), ổng viết bài tốt nghiệp mà giáo sư đáng ra phải hướng dẫn lại bận tới mức, đến ngày bảo vệ luận án 2 thầy trò mới giáp mặt nhau lần đầu.
Em và bạn bè học bên Đông Đức cầm bằng đi xin việc hoặc xin thực tập bên Tây Đức cũng ko hề bị kì thị.
Đồng ý là Tây Đức là vùng kinh tế năng động hơn hẳn, dễ kiếm việc hơn và lương cao hơn, nhưng ở đây cũng phải nói là lương cao hơn ko nói lên nhiều về sự giàu/nghèo của người dân vì chi phí đảm bảo cuộc sống bên Tây Đức cao hơn hẳn. Em nhớ từng xem qua một nghiên cứu nói rằng nếu so sánh thu nhập với chi phí rồi đưa ra kết luận về sự giàu nghèo thì Köln là thành phố nghèo nhất Đức chứ ko phải những vùng bên Đông Đức.
3. Cơ sở hạ tầng bên Đông Đức
Và nói về sự cũ kĩ của nhà cửa, cơ sở hạ tầng thì em thấy, đâu cũng có thành phố thế này thế kia chứ ko phụ thuộc vào yếu tố Đông-Tây.
Như bên Đông Đức có những tp rất đẹp như Erfurt và Dresden… (và những tp xấu xí hơn như Halle….) thì Tây Đức cũng có những tp mà khi tới thăm em đã phải méo mặt vì sự cũ kĩ xấu xí (gây ấn tượng mạnh nhất với em có lẽ là Fulda – chưa bao giờ em nhìn thấy một tp xám xịt với ga tàu bẩn như vậy)…. sau đó là Ingolstadt rồi tới Kassel).
Ngược lại Tây Đức cũng có những tp đẹp như Hannover.
Quan sát của em khi đi du lịch là các tàu hoả, tàu điện cũng như đường xá bên Đông mới, hiện đại hơn vì đc liên bang đổ tiền vào đầu tư.
Còn về chuyện đánh người nc ngoài thì em thấy rằng ở đâu cũng có, và thực ra lẻ tẻ rất ít chứ không phải là “rất hay có”. Ít ra em chưa bao giờ gặp vụ nào đáng kể .
Theo quan sát của em thì ở Đức này bạo lực chủ yếu đc gây ra từ người nước ngoài chứ ko phải ng Đức.
Nói chung em thấy ở đâu cũng có mặt này mặt kia.
Thế nên giờ sắp ra trường em khá đau đầu vì một mặt em muốn ở lại Đông Đức, nếu muốn lập gia đình Đông Đức là lựa chọn tốt vì hệ thống mẫu giáo tốt hơn hẳn bên Tây, trường tiểu học và Gymnasium nói chung cũng hơn.
Ngược lại thì như em đã nói, Tây Đức là vùng kinh tế năng động hơn hẳn.
4. Định kiến sâu sắc về Đông Tây trong cộng đồng người Việt tại Đức
Thực ra em lớn lên trong định kiến khá sâu sắc về Đông-Tây, vì tại cộng đồng VN ở Erfurt, đa số các cô bác người lớn đều theo suy nghĩ “Tây hơn Đông” + “phố lớn hơn phố nhỏ” (người Việt mà lị).
Em nghĩ với tất cả những người sinh ra nhiều năm trước thống nhất nc Đức đều có suy nghĩ như vậy. Đơn giản vì tại thời điểm thống nhất và cho tới bây giờ, Tây Đức vẫn luôn là vùng kinh tế mạnh hơn Đông Đức, và khi thống nhất Đông Đức là chế độ sụp đổ mà cái gì sụp đổ thì cái đó sẽ kém hơn, lại còn phải đc xây dựng lại, phải đi sau.
Thế nên khi tốt nghiệp phổ thông, khi biết em có ý định muốn học tại Ilmenau, rất nhiều cô bác người Việt nói với em là “sao dại thế, học bên Tây Đức tốt hơn chứ”.
Em đã apply vào trường TU Darmstadt sau khi nghe như vậy và đã nhận đc Zu. Thế nhưng rồi em đọc đc trên báo Đức lời khuyên nên học bên Đông Đức vì lý do các trường ở đây mới hơn, đc trang bị tốt hơn và ít sinh viên hơn nên điều kiện học tốt hơn và chi phí rẻ hơn.
Rồi một bác người Đức bạn ba mẹ em khuyên em nên học tại trường Ilmenau vì trường khá danh tiếng. Cả 2 con trai của bác đều học ở trường và anh cả ra trường đã đc hãng xe Porsche nhận vào làm việc tại trụ sở ở Stuttgart.
Nghe ngóng thêm thấy đa số các anh chị học bên Đông Đức không gặp vấn đề gì khi xin việc bên Tây Đức nên cuối cùng em quyết định học tại TU Ilmenau.
Lý do chính để em chọn trường ngoài mấy cái râu ria ở trên thực ra rất đơn giản: Gần nhà.
5. Thực tế khi học đại học bên Đông Đức
Lúc vào trường em đã nghĩ rằng chắc trường toàn “Ossi”, vì em luôn nghĩ chắc đa số mọi ng như em là thích chọn trường gần nhà.
Nhưng rồi em gặp rất rất nhiều các bạn từ Tây Đức, và với định kiến có sẵn em luôn đùa hỏi các bạn là sao Wessi giàu có mà lại đến cái nơi miền núi hẻo lánh bên Ost để học đh.
Các bạn cười rồi bảo điều kiện tốt lại rẻ, trường có danh tiếng thì dại gì chui vào mấy trường lớn bên Tây học.
Chuyện TU Darmstadt dựng lều vì quá tải là em nghe 1 bạn Tây Đức có ng thân học tại đó kể lại.
Em đã rất ngạc nhiên và khi em đọc đc thống kê về tỷ lệ sinh viên Tây Đức trong trường 2 năm sau đó em đã còn ngạc nhiên hơn.
Tuy tại trường em như vậy nhưng em vẫn nghĩ rằng đại đa số các sinh viên vẫn thích học gần nhà hơn.
Thế nên Tübingen nhiều sv trong bang cũng là điều dễ hiểu. Còn Hamburg, Berlin, Frankfurt thì là Trendstädte rồi…
Em nghĩ, những định kiến mà chị kể ra đều có trong suy nghĩ của mọi người, và em tin điều chị nói, là người Tây Đức nghĩ rằng cái gì của họ cũng hơn Đông Đức. (Trời ơi, ngay cả người Việt mình nhiều người còn nghĩ mình hơn Đức, chị post cái bình luận trên hội sv của em lên blog mà em thấy có bác nói em quá trời… hay như người HN thích coi thường người tỉnh lẻ, người Bayern coi thường cả nc Đức còn lại, thì người Tây Đức tin họ hơn Đông Đức là điều quá hiển nhiên) Nhưng trên thực tế thì ko hoàn toàn như vậy và em tin là người Tây Đức cũng biết điều đó.
Em theo quan điểm là những định kiến mình đang nói tới không nằm sâu trong thế hệ trẻ của thời hôm nay, và ở thời buổi này thì ngay cả với người lớn có tuổi, những định kiến đó cũng chỉ là định kiến “thoảng qua”, giống như kiểu định kiến “đàn bà không học đc kỹ thuật, ko làm đc chính trị” “người Bayern thích uống bia xem bóng đá và rất kiêu ngạo”, “người Hà Nội nho nhã lịch thiệp”, “người tứ xứ bất kỷ luật”.
Tức là thứ định kiến mà chỉ đc áp dụng khi nó “convenient”, còn đâu thì đến khi tiếp xúc với từng trường hợp và tình trạng cụ thể, thay vì áp dụng định kiến thì mọi người sẽ dùng common sense, tin tức cụ thể thu thập từ báo chí để quyết định là định kiến đó đúng hay ko.
Tức là theo em thì mọi người gàn chị vào học TU Chemnitz có lẽ thực ra là vì Chemnitz ở phía Đông Bắc – quá xa nơi chồng chị ở và làm việc ở phía Tây Nam – là chính, và thấy việc chị đi học ở đó là hi sinh ko đáng.
Tiện có sẵn định kiến Đông Tây thì nói là học bên Đông Đức dở ẹc, phải học bên Tây…. chứ chồng chị mà tự dưng đc chuyển công tác tới Dresden dài hạn thì em cá là sẽ bắt đầu có người nói là “học Chemnitz cũng hay lắm đó, nghe nói ranking trường đó cũng khá lắm vv…”
6. Kết luận
Thực ra, may mắn nhất của những người đi học ở Đức là hệ thống giáo dục rất bằng phẳng đồng đều. Khác với ở Mỹ hay VN, trong khoản giảng dạy (Lehre) ở Đức chả có trường nào nổi trội hơn hẳn so với các trường khác.
Tốt hơn hay không chỉ nằm ở trang bị & mức độ quan tâm hướng dẫn của giảng viên. Mà ngay cả những yếu tố đó nhiều khi cũng chỉ là “nice to have”.
Thậm chí em đã thấy hiện tượng nhiều sv ngành BWL trường Uni Mannheim đọ không nổi với sv học FH khi đi xin việc.
Sự khác biệt tạo nên đẳng cấp giữa các trường thực ra chỉ có trong nghiên cứu (Forschung) mà đại đa số sinh viên thì ko bao giờ leo tới phần này.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Cẩm nang du học Đức
-
Học bổng DAAD du học Đức: Điều kiện và kinh nghiệm chuẩn bị
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá và uy tín nhất tại Đức. Đây là cơ hội tuyệt...
-
Tư vấn du học: Điều kiện học cao học tại Đức
Bằng thạc sĩ tại Đức không chỉ có giá trị cao về học thuật mà còn giúp bạn dễ dàng tìm được việc làm tại các công ty lớn trên thế giới....
-
Bạn cần biết: Điều kiện tiên quyết cho việc du học Đức
Khi bạn có ý định du học tại Đức, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu rõ về "Hochschulzugangsberechtigung" (HZB) - chứng nhận đủ điều...
-
Các điều kiện tiên quyết để du học Đức bạn cần biết
Khi bạn mong muốn du học tại Đức, việc đầu tiên và quan trọng nhất là phải đáp ứng được các yêu cầu về tư cách nhập học đại học...