Tiền làm cho việc đi lại trở nên dễ dàng hơn. Với mỗi quốc gia đều có những cách tiêu tiền khác nhau. Dưới đây là những lời khuyên về việc chi tiêu tiền ở Đức
Đồng Euro được sử dụng ở Đức lần đầu vào năm 2001. 1 euro xấp xỉ bằng 1.40 USD; 1.32 đôla Úc và 0.88 bảng Anh.
Đồng euro được thiết kế cho những người quen dùng tiền xu và thanh toán bằng tiền mặt và có nhiều mệnh giá khác nhau: 1euro, 2 euro, 50 cent, 20cent, 10 cent, 5 cent, 2 cent và 1 cent.
Cách tốt nhất để không phải trả phí đổi tiền tại ngân hàng là rút tiền mặt trực tiếp từ máy ATM ( Bankautomat hoặc Geldautomat). Trước khi sang Đức du lịch, bạn nên đề nghị ngân hàng trong nước để có thể dụng máy ATM ở nước ngoài.
Bạn cũng có thể thay đổi hoặc sử dụng tiền mặt tại bất kỳ ngân hàng nào và mất phí.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng không phổ biến. Hầu hết người Đức sử dụng thanh toán bằng tiền mặt và thẻ ghi nợ. Các siêu thị lớn và khách sạn chấp nhận thẻ tín dụng nhưng các cửa hàng nhỏ thì không. Các nhà hàng và quán cafe cũng hiếm khi chấp nhận thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Nên tốt nhất, nếu ở Đức bạn nên mang theo nhiều tiền mặt.
Thuế luôn được tính trong giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở Đức. Thông thường là 19%. Đối với sách vở, thực phẩm, taxi thuế là 7%.
Nhiều cửa hàng, đặc biệt là cửa hàng tạp hóa không cung cấp túi đựng cho người mua. Thường người mua sẽ mang túi sẵn để đựng.
Khi mua đồ uống, hầu hết những vỏ chai là thủy tinh và chai nhựa và được mua lại với mức giá từ 0.08 đến 0.25 Euro. Vì vậy hãy kiểm tra biểu tượng tái chế để xác định xem có thể bán lại hay không.
Giờ mở cửa
Hầu hết các cửa hàng ở Đức mở cửa trong tuần từ 9h sáng hoặc 10h và đóng cửa vào 6 h hoặc 8h tối và đóng sớm hơn vào ngày thứ 7, thậm chí là lúc 2h chiều. Ở các thành phố lớn, nhiều cửa hàng vẫn mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7 đến 8h tối hoặc 10h đêm.
Một số cửa hàng nghỉ trưa từ 1h đến 3h chiều phổ biến ở các thị trấn nhỏ, thậm chí là cả ở thành phố.
Gần như tất cả các cửa hàng đều đóng cửa vào ngày chủ nhật và ngày lễ. Để đáp ứng cho những nhu cầu khẩn cấp, bạn có thể đến các cửa hàng tiện lợi tại các ga xe. Một số cửa hàng bánh và cửa hàng hoa vẫn mở cửa một vài giờ vào ngày chủ nhật. Một ngoại lệ là các cửa hàng trong ga xe lửa thường mở cửa vào ngày chủ nhật và các ngày lễ công cộng.
Mỗi tháng một lần, một số thành phố cho phép các cửa hàng mở cửa vào ngày chủ nhật.
Các hiệu thuốc
Nếu bạn uống quá nhiều thức uống giải khát tại Đức, bạn sẽ không tìm thấy thuốc aspirin trong siêu thị hoặc cửa hàng thuốc bình thường và chắc chắn không phải ngày chủ nhật. Các quầy thuốc không được bán những loại thuốc đó, bạn chỉ có thể mua tại các hiệu thuốc lớn đạt tiêu chuẩn.
Hiệu thuốc rất phổ biến tại Đức, bạn sẽ không khó khăn khi tìm một Apotheke. Bạn không nên đi ra ngoài vào một đêm thứ 7, bởi chỉ những hiệu thuốc được cấp phép mới mở cửa vào ngày chủ nhật. Hầu hết các thành phố lớn có một hiệu thuốc ở trạm xe lửa của thành phố.
dieu.pham-©duhocduc.de
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...