Hướng dẫn viết bài Hausarbeit, Seminararbeit, Abschlussarbeit

Chia sẻ rất hay và hữu ích về cách viết Hausarbeit, Seminararbeit, Abschlussarbeit khi học Đại học ở Đức của bạn Đạt Trần, một Sinh viên trường Clausthal-Zellerfeld, CHLB Đức

Chia sẻ rất hay và hữu ích về cách viết Hausarbeit, Seminararbeit, Abschlussarbeit khi học Đại học ở Đức của bạn Đạt Trần, một Sinh viên trường Clausthal-Zellerfeld, CHLB Đức

 art 1868727 640

Cấu trúc điển hình của 1 bài Arbeit

Hướng dẫn viết bài Hausarbeit, Seminararbeit, Abschlussarbeit - 0

Deckblatt (Trang bìa)

Trang bìa tùy theo trường sẽ có mẫu khác nhau, để chắc chắn thì các bạn nên website của khoa hoặc của ngành bạn để tham khảo. Không có gì đặc biệt, chỉ cần cung cấp các thông cơ bản về Arbeit như tên Thema, tên người hướng dẫn, các thông tin cơ bản của sinh viên như tên, Matrikelnummer, ngành học, học kỳ …

Bây giờ chúng ta sẽ đi vào từng mục cụ thể và cần phải làm gì?

Inhaltsverzeichnis (Mục lục chung)

Và các loại mục lục khác như: Abbildungsverzeichnis (Mục lục các hình ảnh minh họa), Tabellenverzeichnis (Mục lục các bảng biểu). Liệt kê tất cả những nội dung trong Arbeit của bạn kèm theo Titel và số trang cụ thể.

Kurzfassung (Phần tóm tắt toàn bộ Arbeit)

Tóm gọn toàn bộ bài Arbeit của bạn trong 3-4 câu và chạm đến tất cả những điểm chính của bài Arbeit như Problem là gì, giải pháp của bạn là gì, bạn đã giải quyết vấn đề thế nào và kết quả của nó ra sao. Đây sẽ là cơ sở để người đọc quyết định có đọc tiếp bài viết của bạn không.

Einführung (Phần dẫn nhập)

Nêu ra những động lực, những lý do tại sao bạn muốn nghiên cứu đề tài. Ví dụ như đề tài mô hình Nagel-Schreckenberg của mình là một mô hình giải thích nguyên nhân hình thành sự tắc đường nên từ đầu mình đã đề cập đến tình trạng tắc đường là một vấn đề nhức nhối hiện nay và kéo theo rất nhiều hậu quả. Muốn giải quyết được tình trạng tắc đường thì trước hết phải hiểu được bản chất của tắc đường và đó là động lực cho mình nghiên cứu đề tài mô hình Nagel-Schreckenberg này:

Sau đó bạn hãy đưa ra cấu trúc khung sườn bài Arbeit của bạn một cách chi tiết hơn phần Kurzfassung kèm theo một chút giải thích nó nói về cái gì. (Ví dụ: Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ nói về … Tiếp theo bài Arbeit sẽ đề cập đến … Cuối cùng là những kết quả chúng tôi thu được …)

Mục tiêu là cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn cục về bài viết của bạn và sẵn sàng để bắt đầu đọc.

Verwandte Arbeiten / Related Work (Các công trình liên quan – Nếu có)

Không phải Arbeit nào cũng có phần Related Work này. Thường những Arbeit lớn như Abschlussarbeit chúng ta mới cần.

Cụ thể Related Work là những công trình liên quan, những bài viết, bài báo đã đề cập, đã nghiên cứu về đề tài của bạn. Hãy chỉ ra những ưu điểm của chúng, ví dụ như chúng cung cấp cho bạn những nền tảng kiến thức để phát triển đề tài của bạn. Đồng thời cũng chỉ ra những thiếu sót của chúng, ví dụ như còn vài vấn đề mà những công trình này vẫn chưa chỉ ra hoặc chỉ ra nhưng vẫn chưa giải quyết. Và nhiệm vụ của bạn trong Arbeit này sẽ là để lấp đầy những thiếu sót đó.

Hauptteil (Phần thân bài)

Linh hồn của bài Arbeit. Không có gì để nói nhiều về phần này vì nó phụ thuộc vào kiến thức nghiên cứu được của mỗi người. Hãy viết thật tốt phần này.

Zusammenfassung (Phần kết luận)

Tổng kết lại những kiến thức bài Arbeit đã cung cấp cho độc giả. Tuy nhiên tránh việc lặp lại nội dung như phần Kurzfassung. Đưa ra một số hướng phát triển đề tài trong tương lai.

Literaturreferenzen (Phần tài liệu tham khảo)

Liệt kê toàn bộ những Literatur mà bạn đã sử dụng trong bài Arbeit. Cách liệt kê mình sẽ nói trong phần Trích Dẫn ở dưới vì phần Trích Dẫn là một phần rất quan trọng đối với bài Arbeit mặc dù nó không phải là một phần nội dung của bài Arbeit.

Zitate (Trích dẫn)

Như các bạn đã biết, Đức là một quốc gia rất tôn trọng bản quyền. Và đạo văn là một trong những lỗi lầm nghiêm trọng nhất trong khi viết Arbeit. Đừng cố gắng đạo văn vì tất cả các Arbeit sẽ được trường kiểm tra lại với dịch vụ kiểm tra đạo văn DoCoLoc (www.docoloc.de)

Do đó hãy chắc chắn là có trích dẫn toàn bộ những gì không phải do bạn tự nghĩ ra và tự viết ra. Để trích dẫn các bạn hãy sử dụng tab References trong Word và chọn Insert Footnote đối với mỗi nội dung cần trích dẫn:

Có 2 cách trích dẫn phổ biến:

– Wörtliche Zitate (Trích dẫn nguyên văn): Bạn sử dụng nguyên vẹn nội dung của tác giả và đưa vào trong Arbeit của mình. Cách trích dẫn này nên hạn chế, chủ yếu chỉ dùng khi thực sự cần thiết như khi phải trích dẫn những gì liên quan đến định nghĩa, khái niệm chẳng hạn. Như ở Zitat số 4, mình đã sử dụng Wörtliche Zitate:

– Sinngemäße Zitate (Trích dẫn tương đương): Bạn sử dụng những ý tưởng, kiến thức của tác giả nhưng biến đổi từ ngữ trong đó đi thành từ ngữ của riêng bạn. Khi đó bạn phải trích dẫn tương đương. Trích dẫn bằng cách viết: Vgl. (Vergleichen với nguồn ..). Như ở ảnh trên bạn có thể thấy Zitat 1 và 3 mình đã sử dụng Sinngemäße Zitate.

Hướng dẫn viết bài Hausarbeit, Seminararbeit, Abschlussarbeit - 1

Vậy còn mấy chữ dto., et al., S.6 này là gì?

Dto. viết tắt của dito – 1 từ tiếng Ý cổ với nghĩa là “như trên, tương tự như trên”. Được sử dụng khi nguồn trích dẫn bị lặp lại giống hệt. Như ở trên có thể thấy là Zitat 2 sẽ giống hệt với Zitat ở trên nó là Zitat 1.

Et al. viết tắt của et alii – tiếng Latin với nghĩa là “và những người khác”. Được sử dụng khi một nguồn trích dẫn được viết ra bởi một nhóm tác giả. Khi đó bạn chỉ cần trích tên của một người và viết et al. cho những người còn lại. Tuy nhiên ở trong phần Tài liệu tham khảo cuối bài, bạn vẫn sẽ phải viết đầy đủ hết tên các tác giả trong đó ra.

S.6 là Seite 6 của nguồn, nơi mà thông tin được trích dẫn có thể tìm thấy.

ĐÂY LÀ NHỮNG CÁCH VIẾT ĐƯỢC QUY CHUẨN VÀ BẠN PHẢI TUÂN THEO KHI VIẾT ARBEIT.

Cách liệt kê Literatur

Cách liệt kê: Ở cuối bài Arbeit, bạn sẽ dành ra một trang để liệt kê chi tiết toàn bộ những tác phẩm mà bạn đã trích dẫn trong bài. Cách liệt kê là viết tên của toàn bộ các tác giả, tiếp theo đến năm xuất bản của mỗi tác phẩm, tiếp theo đến tên của tác phẩm, cuối cùng là link download online nếu có. (Hotrosv.de – Các bạn có thể sử dụng Endnote hoặc Insert Citation trong word, mình sẽ có hướng dẫn về việc sử dụng phần mềm này)

Một số kinh nghiệm cá nhân

  1. Tránh viết kiểu liệt kê gạch đầu dòng và luôn sử dụng các câu đầy đủ. Không sử dụng Umgangssprache.
  2. Có sự kết nối, chuyển tiếp giữa các chương, các đoạn. Không cần sử dụng những cấu trúc câu phức tạp, chỉ cần sự đơn giản nhưng phải súc tích và chính xác (wissenschaftliches Schreiben)
  3. Hạn chế việc sử dụng ngôi Ich/Wir, thay vào đó viết dưới góc độ khách quan. Ví dụ:

Thay vì viết: Zum Schluss beschreiben wir den Verkehr mit Engpass-Situation.

Thì có thể viết: Zum Schluss stellt die Ausarbeitung den Verkehr mit Engpass-Situation dar.

Tuy nhiên cũng không cần quá tuân thủ tuyệt đối quy tắc này mà vẫn có thể sử dụng Ich/Wir một cách hợp lý.

Một số mẫu câu nên sử dụng khi viết: 

https://www.ph-freiburg.de/fileadmin/dateien/zentral/schreibzentrum/typo3content/Lehre_SS13/Redemittel_f%C3%83_r_schriftliche_wissenschaftliche_Texte.pdf

  1. Dưới mỗi hình ảnh hay biểu đồ phải có số hiệu của ảnh, tên của ảnh và phải dẫn nguồn. Nếu đó là ảnh bạn tự tạo ra nhưng có tham khảo nguồn thì vẫn phải ghi rõ Eigene Darstellung, in Anlehnung an Quelle: …
  2. Tỉ lệ sử dụng trích dẫn trực tiếp chỉ nên chiếm 10% nội dung bài Arbeit, trích dẫn tương đương khoảng 40%, còn lại 50% trở lên nên là nội dung tự viết.
  3. Sử dụng quá ít tài liệu tham khảo (ít hơn 3 nguồn) cũng sẽ bị trừ điểm.

Các nguồn tìm tài liệu

1. Các nhà xuất bản khoa học lớn

Cực hay với vô số các sách, tài liệu đã xuất bản của các nhà xuất bản nổi tiếng, tải tài liệu về miễn phí dưới dạng pdf. Tuy nhiên bạn phải sử dụng mạng nội bộ của trường thì mới có thể download được trên Springer vì Springer chỉ hỗ trợ tài liệu miễn phí cho sinh viên của các trường đại học trên nước Đức.

2. Google Scholar:

Cũng rất hay với các kết quả tìm kiếm sẽ chỉ cho ra những bài viết mang tính học thuật.

 3. Sách, báo, tạp chí khoa học mượn ở thư viện.

Hạn chế sử dụng các nguồn như Wikipedia hoặc các Website.

Tác giả bài viết: Đạt Trần – Blog Đạt Trần Deutsch 


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Cẩm nang du học Đức