Một số thông tin cần biết cho các bạn khi nộp đơn các khóa học thạc sĩ ở Đức. Các bước chuẩn bị và lộ trình khi đi du học Đức bậc thạc sĩ (chương trình học bằng tiếng Anh)
1. Yêu cầu chung
- Đã tốt nghiệp đại học với tối thiểu 180 hoặc 210 tín chỉ tùy yêu cầu của khóa học
- Cách tính tín chỉ của các trường ở Đức khác với cách tính tín chỉ ở VN, thông thường trường ở Đức sẽ tự chuyển đổi số tín chỉ VN sang số tín chỉ Đức sau khi họ nhận được hồ sơ.
- IELTS tối thiểu trong khoảng từ 6 đến 7
- Chứng chỉ APS
- GMAT đối với một số khóa học ngành quản trị và GRE đối với một số khóa học ngành kinh tế
- Kinh nghiệm làm việc đối với một số khóa học ngành quản trị
- Ngoài ra mỗi một khóa học khác nhau sẽ có các yêu cầu phụ khác, ví dụ như có khóa học yêu cầu phỏng vấn sau khi nộp hồ sơ, có khóa học lại yêu cầu gửi sample writing hay bachelor thesis cho họ.
Các bạn nhớ lên website của chương trình học để biết rõ và cập nhật thường xuyên xem mình cần chuẩn bị những gì.
2. Lịch trình các khóa học
Bắt đầu học vào kì mùa hè
ở Đức có những khóa chỉ bắt đầu vào mùa hè, hoặc chỉ bắt đầu vào mùa đông; cũng có những khóa học bắt đầu vào cả 2 kì trong năm.
Tuy vậy, mùa đông thường có nhiều khóa hơn mùa hè, vì vậy nên bạn sẽ có nhiều lựa chọn khóa học hơn nếu chọn bắt đầu vào kì mùa đông
- Đăng kí thi APS: tháng 5
- Thi APS: tháng 11 và sẽ có kết quả sau khoảng 1 đến 2 tuần
- Hạn nộp hồ sơ: từ tháng 10 đến tháng 1 tùy trường. Hầu hết các trường có hạn là 30 tháng 12 hoặc 15 tháng 1 năm sau, tuy vậy vẫn có những chương trình có hạn là 15 tháng 10
- Nếu bạn chưa có sẵn APS và phải đợi đến tháng 11 mới thi và có kết quả thì sẽ có một vài khóa học bị quá hạn nộp. Vì vậy nhớ để ý hạn đăng kí của các trường.
- Nhận kết quả: 2 đến 4 tuần sau khi nộp hồ sơ
- Mở tài khoản ngân hàng, làm visa, đặt vé máy bay: tháng 2 và tháng 3
- Bắt đầu kì học vào tháng 4
Bắt đầu học kì mùa đông
- Đăng kí thi APS: tháng 2
- Thi APS: tháng 5
- Hạn nộp hồ sơ: từ tháng 3 đến tháng 7
- Nhận kết quả: 2 đến 4 tuần sau khi nộp hồ sơ
- Mở tài khoản ngân hàng, làm visa, đặt vé máy bay: tháng 8 và tháng 9
- Bắt đầu kì học vào tháng 10
3. Tìm khóa học trực tuyến
Các khóa học thạc sĩ ngành kinh tế bằng TA ở Đức khá nhiều. Nên chủ yếu tìm các chương trình ở trang web của DAAD:
https://www.daad.de/deutschland/studienangebote
Ngoài ra các bạn nên vào thẳng website của trường để tìm.
Tìm ra khóa học trên trang web của DAAD rồi cũng nên quay lại website của trường kiểm tra lại thông tin của chương trình học đó vì thông tin trên website của trường đầy đủ chính xác hơn.
Nếu có bất cứ thông tin gì không rõ ràng về bất cứ điều gì liên quan đến khóa học, nên viết mail hỏi trường luôn.
4. Thi IELTS
Các chương trình ở Đức yêu cầu tiếng Anh không cao lắm, cao nhất ngành Kinh tế là 7.
Ngoài ra các trường còn chấp nhận cả TOEFL và có trường còn chấp nhận cả TOEIC nữa. Bạn nào học chương trình đại học ở nhà bằng tiếng Anh thì cũng nên làm một cái giấy xác nhận ngôn ngữ học tập ở ĐH của mình bằng tiếng Anh và gửi kèm theo các chứng chỉ khác mà bạn có.
Nếu bạn đã có IELTS rồi và vẫn còn dư dả thời gian thì học thêm tiếng Đức nữa.
5. Thi chứng chỉ APS
APS là một chứng chỉ nhằm kiểm tra tính xác thực của bằng cấp ở VN. Tất cả sinh viên VN muốn qua Đức học master đều phải có APS.
Hình thức thi thì bao gồm 2 phần, bài tập và phỏng vấn trực tiếp.
Một năm chỉ có hai kì thi APS vào tháng 5 và tháng 11. Muốn thi vào tháng 5 thì hạn đăng kí là cuối tháng 2, muốn thi vào tháng 11 thì hạn đăng kí là cuối tháng 8.
Vì chỉ có 2 lần thi một năm và cần đăng kí sớm như vậy nên các bạn cần lập kế hoạch chuẩn bị du học Đức trước ít nhất là nửa năm nếu không muốn bị lỡ APS và phải chờ thêm nửa năm nữa.
Đăng kí thi APS:
- Hồ sơ có thể được nợ một số giấy tờ như IELTS hay bằng tốt nghiệp để bổ sung sau
- Để ý đăng kí thi APS đúng hạn, một năm chỉ có 2 lần thi thôi, lỡ một lần là chờ thêm 6 tháng mới có đợt thi
- Bạn học ngành nào thì nên chú trọng ôn các môn chuyên ngành của ngành đó. Ngoài ra theo kinh nghiệm của các anh chị thì các môn điểm quá cao hay quá thấp, các môn học kì cuối cũng nên chú ý ôn kĩ vì dễ bị hỏi.
- Sau khoảng hơn 1 tuần thì bạn sẽ nhận được điện thoại của ĐSQ Đức gọi lấy kêt quả APS.
Kết quả APS có trượt, tạm qua, khá, tốt và rất tốt. Nên cố để được từ khá trở lên.
6. Làm hồ sơ
Hầu hết các trường sẽ không nhận hồ sơ trực tiếp mà nhận hồ sơ qua Uni-assist. Đây là một tổ chức trung gian với nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ của thí sinh và nếu hồ sơ đầy đủ thì mới chuyển tiếp sang cho trường duyệt.
Vì vậy mà hồ sơ gửi cho uniassist phải rất đầy đủ, có giấy tờ gì gửi đi hết.
Mỗi chương trình có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác ngoài thư giới thiệu và đơn xin học, cần lên website của chương trình học đó đọc kĩ để tránh sai xót.
Những giấy tờ cần lưu ý và chuẩn bị chu đáo:
1. CV
2. Thư xin học (motivation letter): sau khi viết nhớ nhờ bạn bè đọc và nhận xét giúp, nhờ được các anh chị từng có kinh nghiệm apply thành công đọc nữa thì càng tốt.
Một số trường có giới hạn số chữ hoặc số trang khi bạn viết thư xin học. Nếu trường ghi trên website là đơn xin học chỉ dài 1 trang thì thử viết mail hỏi xem viết 2 trang có được không.
3. Thư giới thiệu (letter of recommendation): bạn có thể tự viết letter of recommendation rồi gửi thầy cô xem trước sau đó in ra và tới xin chữ kí của thấy cô. Nên xin letter of recommendation từ thầy cô dạy môn nằm trong ngành mà bạn định học ở bậc thạc sĩ.
Thư giới thiệu cũng nên được in trên giấy có logo của trường sau đó bỏ vào phong bì cũng có logo của trường
Nhớ nhờ thầy cô kí cả trên letter of recommendation lẫn bên ngoài phong bì để tăng tính chuẩn của bộ hồ sơ.
4. Bảng điểm và APS: Các trường ở Đức khá coi trọng điểm học ở đại học, vậy nên các bạn đang còn học ĐH cố gắng đạt điểm cao và tốt nhất là loại giỏi.
Những giấy tờ còn lại chỉ cần dịch công chứng cận thận.
Hồ sơ gửi cho Uni-assist chỉ cần gửi mỗi loại giấy tờ một bản – gửi cả online và gửi bằng đường bưu điện. Đối với gửi online, đầu tiên cần lên trang uniassist.de lập một tài khoản cá nhân, tìm khóa học rồi upload bản scan những giấy tờ cần thiết lên sau đó submit online.
Sau khi submit online và trả lệ phí đăng kí, bạn đính kèm biên lai thanh toán lệ phí vào hồ sơ và gửi theo đường bưu điện.
Bạn nào có người nhà bên Đức thì sẽ dễ dàng hơn, nếu không thì nên tìm anh chị/bạn bè ở Đức thanh toán cho Uni-assist giúp để tránh rủi ro.
5. Sau khi nhận được hồ sơ của bạn qua đường bưu điện, Uni-assist sẽ gửi email xác nhận hồ sơ của bạn đã đầy đủ chưa, nếu thiếu thì cần bổ sung những gì.
Chú ý là trong trường hợp hồ sơ thiếu mà bạn gửi bổ sung sau hạn cuối thì vẫn không được công nhận, vậy nên gửi càng sớm càng tốt.
Sau đó một thời gian sẽ đến lượt trường thông báo nhận được hồ sơ của bạn.
Có thư nhận học của trường rồi thì bắt tay vào mở tài khoản ngân hàng Đức (Deutsche Bank) và xin cấp visa.
Đến lúc này vẫn còn rủi ro là bạn bị từ chối visa, nhưng rủi ro không lớn lắm đâu, chuẩn bị hồ sơ visa cần thận và đừng chủ quan là ổn thôi.
Thân chúc các bạn nhiều may mắn!
DUHOCDUC.DE
© 2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...