Bạn nộp hồ sơ xin học tại một quốc gia phát triển và điều duy nhất khiến bạn lo lắng là buổi phỏng vấn trực tiếp với người đại diện của trường. Những kinh nghiệm dưới đây có thể giúp bạn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn.
Đây là một cuộc trò chuyện
Bạn nên giữ tâm trạng mái và coi buổi phỏng vấn như một cuộc đối thoại hơn là một buổi kiểm tra. Những người phỏng vấn có mặt tại đó để tìm hiểu về bạn vậy thì hãy coi đó như một cơ hội để bạn trình bày mục tiêu, kế hoạch và những mối quan tâm với các nhà giáo dục có kinh nghiệm.
Chuẩn bị
Để giảm mức độ lo lắng và nâng cao kinh nghiệm của bạn bằng cách tham khảo và tìm hiểu những câu hỏi có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là một số vấn đề có thể bạn sẽ được hỏi:
Lý lịch của bạn: quá trình học tập, kinh nghiệm nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình và sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ.
Thành tích học tập: điểm trung bình qua mỗi cấp học, bạn đứng thứ hạng bao nhiêu, các thành tích tham gia hoạt động ngoại khóa khác mà bạn đã đạt được như các hoạt động thể thao, dự án nghiên cứu khoa học…
Dự định tương lai của bạn: đó là những kế hoạch cho việc học tập và nghề nghiệp.
Khả năng tài chính và các nhu cầu: bạn đã có thu nhập riêng và khả năng tiết kiệm hay thu nhập của gia đình bạn như thế nào? Nhu cầu tài chính của bạn là bao nhiêu khi dự tính cho việc đi du học. Các thông tin về tìa chính là rất quan trọng đặc biệt với những thí sinh đi du học tự túc.
Những kiến thức cơ bản cho buổi phỏng vấn
Bạn muốn thoải mái để cùng trao đổi với những người phỏng vấn và có không khí tự nhiên để thể hiện mình nhưng bạn đến đây với tư cách là một người được phỏng vấn bởi vậy vẫn không thể thiếu những quy tắc cơ bản:
Đúng giờ: bạn nên kiểm tra thời gian và địa điểm cho buổi phỏng vấn để dự tính thời gian để không đến quá sớm và cũng không quá muộn.
Trang phục: nên có trang phục phù hợp với vai trò là một người được phỏng vấn để không gây phản cảm với mọi người mà bạn thì vẫn tự tin thoải mái với bộ trang phục của mình. Không nên mặc quần Jean áo phông đến tham gia một buổi phỏng vấn. Cũng đừng quên những chi tiết nhỏ khác nhưng cũng không kém phần quan trọng như đầu tóc, tư thế dáng đi.
Tạo ấn tượng tốt ngay từ đầu: khi bắt đầu vào phỏng vấn bạn nên bắt tay, giới thiệu bản thân, giao tiếp cả bằng ngôn ngữ và ánh mắt.
Trả lời ngắn gọn và trung thực: cố gắng tóm tắt các câu trả lời của bạn một cách nhanh nhất và dễ hiểu. Người phỏng vấn sẽ tiếp tục đưa ra câu hỏi nếu họ muốn biết thêm thông tin.
Chuẩn bị sẵn những câu hỏi: đây là một cách để bạn thể hiện sự quan tâm thực sự tới chương trình giáo dục, cuộc sống… nơi mà bạn dự tính theo học.
Những thông tin có trong hồ sơ xin học: bạn nên kiểm tra lại những thông tin đã trình bày trong hồ sơ xin học để không có những sai lệch khi bạn phải trình bày lại trong buổi phỏng vấn.
Giải quyết tình huống: đây là một cách để người phỏng vấn có thêm cơ sở để đánh giá bạn.
Không nên ngần ngại nói “Tôi không biết” hay đặt ra câu hỏi. Nếu bạn vẫn chưa hiểu câu hỏi nên hỏi lại để trả lời vào đúng vấn đề.
Cám ơn: không quên nói lời cảm ơn trước khi rời buổi phỏng vấn.
Thu Trang.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...