Việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin qua những tờ quảng cáo niêm yết trong văn phòng quản lý nhà (Studentenwerk) của trường đang theo học. Ở đây bao gồm thông tin chung về tất cả các căn hộ dành cho sinh viên do nhà trường quản lý.
Bạn cũng có thể tìm những thông tin này trên website của trường.
www.wg-gesucht.de
www.studenten-wg.de
www.easywg.de
www.meinestadt.de
Tại các trang web này bạn có thể dễ dàng tìm nhà bằng cách điền tên thành phố bạn cần tìm nhà, và một số thông tin liên quan (như số tiền tối đa bạn có thể trả được, ở cùng với bao nhiêu người, v.v.).
Trừ ở những thành phố lớn như Munich, Frankfurt, Cologne,… giá thuê nhà ở khá đắt đỏ. Căn hộ trong ký túc xá bình thường có giá từ 150 – 200 EUR, với hai loại phòng:
Phòng đơn: kiểu nhà này như một căn hộ thu nhỏ, với phòng ngủ, nhà tắm và bếp bên trong. Nếu bạn cần không gian yên tĩnh, dành nhiều thời gian riêng cho cá nhân mình thì loại phòng này là thích hợp nhất.
Phòng chung: ngoài phòng ngủ riêng, bạn sẽ dùng chung nhà tắm, bếp, tủ lạnh với nhiều người khác.
Ở Đức có một dạng ở chung trong căn hộ từ 4 đến 6 sinh viên (Wohngemeinschaft, là hình thức ở chung nhà, mỗi người có một phòng riêng nhưng dùng chung phòng khách, phòng bếp và phòng tắm). Ở chung là cơ hội tốt để trao dồi vốn ngoại ngữ và tìm hiểu thêm nhiều nền văn hoá khác.
Khi tìm thuê một chỗ ở bạn cần cân nhắc các điều kiện như:
- Có xa trường không?
- Đi lại có thuận tiện không, có gần bến tàu, xe hay chợ và siêu thị không?
- Có phù hợp với túi tiền không? Khu vực có an toàn không?
- Có thể ở chung để giảm bớt tiền được không?
- Có máy giặt, lò sưởi, tủ lạnh, bàn ghế… để học và sinh hoạt không?
- Và cuối cùng là có phù hợp với môi trường học tập không?
Thông thường thời gian quy định để nhận được phòng là từ ba tháng đến một năm sau khi sinh viên nộp đơn đăng ký. Tuy vậy, thời gian trên có thể rút ngắn nếu bạn tích cực đến văn phòng quản lý và trình bày những khó khăn của mình.
Ngoài ra, sinh viên có thể tìm được một số ký túc xá khác của nhà thờ, hoặc của các tổ chức hội đoàn tại địa phương. Điều kiện cho thuê tại những nơi này có phần khó khăn hơn. Bạn phải là người theo đạo, hoặc phải cùng tham gia những sinh hoạt chung do hội tổ chức hàng tháng.
So với với sinh viên bản địa, du học sinh Việt Nam thường ít thuê nhà ở chung với các gia đình người Đức.
Một trong những lý do là vì không hợp về văn hoá trong cách sinh hoạt. Thêm vào đó, những căn hộ này thường ở xa trường, không thuận tiện trong việc đi lại.
Trong trường hợp không thuê được nhà ngay, bạn có thể tìm trên internet hoặc qua các mẫu quảng cáo thuê lại phòng trong vòng một thời gian ngắn.
Ở Đức, sinh viên khi đi làm thực tập, nghĩ lễ hoặc về nước thăm gia đình thường cho thuê lại phòng trong vòng 3 đến 6 tháng để tiết kiệm tiền.
Thuê lại bằng cách này, các bạn cần lưu ý xem hợp đồng cẩn thận và khi thuê nên qua trung gian là văn phòng quản lý nhà ở trường, để tránh những rắc rối có thể có về sau.
© 2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...