Các trường đại học tại Đức nhất là các đại học chuyên ngành vốn nổi tiếng bởi "chất lượng đào tạo thượng hạng".
Một chương trình đào tạo rộng lớn bao gồm nhiều chuyên ngành, một trình độ khoa học xuất sắc và một hệ thống phong phú các trường đại học khác nhau đảm bảo cho mỗi người đều có thể tìm được những khả năng học tập phù hợp với ý thích và yêu cầu của cá nhân mình.
Vì lẽ đó mà hiện có trên 160.000 sinh viên nước ngoài ghi danh theo học tại trên 300 trường đại học của Đức.
Chương trình học tập thích ứng với việc toàn cầu hóa Các trường đại học Đức đã phát triển những chương trình học tập mới thích ứng với việc toàn cầu hóa:
- Các buổi giảng trên giảng đường và thảo luận ở lớp đều bằng tiếng Anh.
- Bằng cấp quốc tế (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ).
- Các chương trình học tiếng Đức.
- Chương trình học được tổ chức chu đáo và vì vậy nhanh gọn.
- Hỗ trợ khoa học đặc biệt cho các sinh viên nước ngoài.
Hệ thống giáo dục đại học Đức có hai loại trường đào tạo khác nhau: trường đại học truyền thống và trường đại học chuyên ngành.
Các trường đại học gắn giảng dạy với nghiên cứu theo “hình mẫu Humboldt”, các trường đại học chuyên ngành làm việc trên cơ sở những kinh nghiệm thực tiễn cũng như trên cơ sở yêu cầu của thực tế sản xuất.
Ngoài ra còn có các trường đại học âm nhạc và mỹ thuật Đức nổi tiếng với chất lượng đào tạo loại một trên các lĩnh vực chuyên môn của mình.
Tổ chức Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học (HRK) cung cấp thông tin tổng quát về 317 trường đại học với 8.524 chương trình đào tạo nhằm lấy bằng đại học, 42 chương trình đào tạo tiến sĩ cùng những chương trình khác nữa.
Muốn du học Đức, cần tiêu chuẩn gì?
Hướng dẫn chung của Bộ phận kiểm tra học vấn (APS) của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội như sau: APS là một bộ phận thuộc Phòng lãnh sự và thị thực của Đại sứ quán Đức tại Hà Nội. APS thẩm tra liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập.
Sau khi thẩm tra, nếu sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật).
Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện để được nhập học tại một trường đại học của Đức. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn. APS chia thành các nhóm sau:
• Những người xin du học đã nhận được một học bổng từ công quỹ của CHLB Đức (ví dụ như của DAAD hoặc từ Quỹ của một tổ chức chính trị Đức) hay của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam - MOET - và được chuyên gia Đức thống nhất với Đại sứ quán Đức hoặc DAAD lựa chọn ở Việt Nam, những người sẽ sang làm luận án tiến sĩ tại một trường đại học Đức, và những sinh viên sang Đức du học trước ngày 30-4-2007 mang thị thực đi du học không cần thông qua APS.
• Các sinh viên Việt Nam muốn học ở Đức - không thuộc về một trong hai nhóm người: Sinh viên học ngành học thuần túy nghệ thuật (ví dụ dương cầm, múa, hội họa) và người đã sang Đức qua thủ tục đoàn tụ gia đình mới muốn đăng ký học đại học - sẽ được thẩm tra theo trình tự dưới đây.
APS thẩm tra cái gì?
APS khẳng định, liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không bằng cách:
1. Thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp;
2. Kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và
3. Mời sinh viên đến phỏng vấn.
Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ kéo dài khoảng 20 phút, sinh viên sẽ được hỏi về quá trình học đại học trước đó của mình. Như vậy APS thẩm tra xem kiến thức của sinh viên có phù hợp với các chứng chỉ mà sinh viên đó đưa ra hay không.
Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ sơ cấp loại giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.
Nếu kết quả thẩm tra tốt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường đại học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh.
Nếu cần thêm chứng chỉ, sinh viên có thể làm đơn xin cấp tại APS. Thủ tục của APS về cơ bản diễn ra như sau:
1. Thẩm tra hồ sơ
2. Phỏng vấn (chỉ đối với Thủ tục APSThông thường)
3. Cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận
Tiếp theo đó:
1. Xin học tại các trường đại học Đức
2. Xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP. Hồ Chí Minh (thời gian làm thủ tục thị thực khoảng bốn tuần). Các cuộc phỏng vấn diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5. Chậm nhất là trong tháng 9 hoặc tháng 3 phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS (ngày Sứ quán nhận được chậm nhất là ngày 15-9 hoặc 31-3).
Đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.
Minh Lan
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...