Đối với các công việc diễn ra trong kỳ nghỉ, theo nguyên tắc, sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội nếu thời gian lao động dưới 2 tháng hoặc 50 ngày làm việc.
Sinh viên nào đang được hưởng trợ cấp theo Hartz IV hay các khoản vay Bafög nên chú ý tới mức thu nhập mà bạn có được từ làm thêm, bởi nó có thể rút ngắn các khoản trợ cấp.
Đối với những sinh viên mà cha mẹ họ đang nhận trợ cấp Hartz IV, thì việc làm thêm vào kỳ nghỉ gần như không còn giúp ích cho họ. Khi sinh viên, học sinh sống cùng với cha mẹ, họ sẽ cùng tạo nên một nhóm nhu cầu.
Và nguồn thu nhập của con cái cũng sẽ được dùng vào việc thỏa mãn nhu cầu của chúng.
Theo đó, để không bị giảm trừ trợ cấp Hartz IV, sinh viên chỉ được phép kiếm 100 Euro mỗi tháng (gọi là khoản thu nhập hoàn toàn không bị khấu trừ).
Ví dụ, nếu sinh viên kiếm được từ 100 đến 800 Euro, 100 Euro đầu tiên sẽ không bị khấu trừ, trong số tiền còn lại chỉ có 20% không bị tính để làm giảm khoản trợ cấp cha mẹ được nhận từ Hartz IV, số còn lại sẽ được dùng để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của gia đình, vì vậy cũng sẽ làm giảm trợ cấp Hartz IV.
Đối với những sinh viên đang nhận Bafög, họ được phép kiếm tiền nhiều hơn.
Trong đó nên lưu ý các quy định mới có hiệu lực kể từ tháng 10/2008. Trong thời gian cho phép là 12 tháng, sinh viên được phép kiếm tới 4800 Euro mà không ảnh hưởng tớiBafög.
Trong tất cả các quy định, sinh viên không phải đóng thuế và các khoản bảo hiểm xã hội. Đối với các công việc diễn ra trong kỳ nghỉ, theo nguyên tắc, sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội nếu thời gian lao động dưới 2 tháng hoặc 50 ngày làm việc. Đối với những sinh viên hàng tháng kiếm được hơn 400 Euro, người thuê lao động sẽ giữ lại phần thuế lương bổng.
Tuy nhiên, khoản tiền này sau khi đã khai báo thuế sẽ được trả lại, nếu thu nhập hàng năm của sinh viên không vượt quá 7680 Euro.
Nếu mức thu nhập vượt quá giới hạn 7680 Euro một năm, phụ huynh của sinh viên đó sẽ không được nhận tiền trợ cấp nuôi con.
Tuy vậy, sinh viên có thể khấu trừ đi các khoản chi phí xin việc đã được chứng minh rõ ràng vào phần thu nhập của mình.
Hương Vũ - ©duhocduc.de
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong CAM NANG DU HOC
-
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa du học nghề Đức 2024
Để có thể nhanh chóng đặt chân đến vùng đất Đức mơ ước, bạn cần phải có visa là tấm vé thông hành. Vậy đối với những bạn du học nghề Đức,...
-
Những thủ tục đầu tiên của du học sinh tại Đức
Du học tại Đức là một cuộc phiêu lưu thú vị, nhưng những ngày đầu tiên là một thách thức đối với tất cả sinh viên nước ngoài. Có một số...
-
Làm thêm ở Đức: Những điều du học sinh cần lưu ý 2022
Một trong những lợi thế của sinh viên khi du học Đức là được phép đi làm thêm với nhiều loại hình công việc. Tuy nhiên do Đức là một đất...
-
Các chứng chỉ tiếng Đức hợp lệ để đi du học mà bạn cần biết: GOETHE, ÖSD, TELC và ECL
Nếu bạn đang tìm hiểu về việc du học Đức, hay bạn đang trong quá trình ôn thi tiếng Đức cho việc du học mà bạn chưa biết những chứng chỉ...