Tốt nghiệp tại Đức, bạn sẽ làm gì?

ảnh bài Tốt nghiệp tại Đức, bạn sẽ làm gì? - 0

Khi quá trình học tập gần kết thúc cũng là lúc các bạn du học sinh phải lựa chọn con đường đi phía trước của mình: học tiếp lên thạc sỹ, tiến sỹ hay bắt đầu bước chân vào thị trường lao động.

 

Dù cho lựa chọn của bạn là gì, thì nó cũng nên phù hợp với khả năng và hoàn cảnh cùa mình.

Kết thúc việc học

Gần lúc tốt nghiệp trong bạn sẽ xuất hiện một giai đoạn mới: bạn bắt đầu hướng ra thị trường lao động. Nhiều trường đại học mở những buổi hướng nghiệp cho sinh viên. Thông qua đó bạn sẽ có được những thông tin bổ ích về thị trường lao động và các khóa hội thảo khác nhau. Vì vậy bạn có thể học cách viết đơn xin ứng tuyển, ngoài ra, cũng có các buổi Training luyện kĩ năng phỏng vấn xin việc. Bạn hãy tận dụng cơ hội đó để nâng cao khả năng tìm việc của mình.

Ngay cả Hiệp hội sinh viên cũng sẵn sàng là Partner của bạn trong thời gian này. Họ thường sẽ hỗ trợ tài chính trong giai đoạn cuối. Những ai bị tâm lý do lo sợ thi cử hay không có hứng học hành đều có thể đến trung tâm tư vấn của hội sinh viên.

Hồi hương

Bạn hãy chuẩn bị thật tốt khi quyết định trở lại quê hương sau tốt nghiệp. Trước khi về nước bạn phải hoàn thành một vài việc tại Đức. Sinh viên đến từ các nước đang phát triển có thể yêu cầu hỗ trợ một phần tài chính.

Bạn cũng nên đề ra các kế hoạch cụ thể nhằm chuẩn bị cho việc về nước giống như khi bạn bắt đầu sang Đức. Một trong những gợi ý hay là bạn nên liên hệ trước với những doanh nghiệp hay các trung tâm hỗ trợ lao động tại quê hương để có được những cơ hội việc làm tốt nhất ngay khi về nước.

Sinh viên đến từ các nước đang phát triển có thể đề nghị các khoản trợ cấp khác nhau để hồi hương như: hỗ trợ tự doanh, trợ cước vận chuyển, hỗ trợ tài chính tạm thời …

Nếu bạn có đóng bảo hiểm hưu trí ở Đức nhưng không có hiệp định bảo hiểm xã hội thì sau này bạn có thể yêu cầu trợ cấp. Bạn hãy tìm hiểu điều này trước khi về nước.

Trước khi về nước nên nên hoàn tất các việc sau:

  • Thông báo ngừng hợp đồng thuê nhà
  • Rút học bạ ra khỏi trường
  • Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm y tế và điện thoại
  • Thông báo đóng tài khoản ngân hàng
  • Liên hệ với bên bảo hiểm hưu trí

Chú ý: việc rút hồ sơ ra khỏi trường đồng nghĩa với việc kết thúc giấy phép cư trú. Bạn hãy thông báo điều đó với Sở ngoại kiều nơi bạn đang cư trú.

Ở lại Đức

Có một phần nhỏ sinh viên nước ngoài ở lại Đức làm việc sau khi tốt nghiệp.

Làm việc tại Đức – cư trú cho mục đích tìm việc

Sinh viên đến từ các nước thành viên trong khối EU hầu như có thể ở lại mà không gặp phải khó khăn gì. Nhìn chung họ dễ dàng tham gia vào thị trường lao động ở Đức.

Sinh viên đến từ các nước thành viên mới và tất cả sinh viên quốc tế khác đều có thể ở lại, nếu họ kết thúc thành công việc học và giấy phép cư trú có thể được gia hạn thêm 18 tháng. Bạn sẽ có thời gian để tìm một công việc phù hợp với ngành học của mình. Ngay cả khi gia hạn giấy phép cư trú để tìm việc bạn vẫn phải chứng minh mình có nơi ở ổn định.

Sinh viên mới tốt nghiệp được phép làm việc mà không cần giấy phép 120 ngày hoặc 240 nửa ngày/năm như sinh viên khác. Nếu họ tìm được một công việc phù hợp thì giấy phép cư trú trước đây sẽ được chuyển đổi sang mục đích lao động.

Sau 5 năm bạn có thể nhận được giấy phép định cư vô thời hạn.

Kể từ ngày 16.10.2007 kỳ thi ưu tiên sẽ bị loại bỏ cho sinh viên nước ngoài tốt nghiệp tại các trường đại học ở Đức, không phụ thuộc là chuyên ngành nào.

 

Nguyễn Đức Tuấn - Jüllich

 


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Cẩm nang du học Đức