Một câu chuyện đau lòng về nạn nhân lừa đảo xuất khẩu lao động ở nước ngoài và bị bỏ rơi ở một nước lạ: không giấy tờ, không người thân, không tiền bạc, không biết tiếng.
Có một câu chuyện này mà mình thật sự phải nói ra và mong mọi người cố gắng đọc hết câu chuyện và chia sẻ nếu có thể đã từng nghe thấy những câu chuyện tương tự.
Ảnh minh họa
Nhà môi giới cho đi máy bay từ Việt Nam sang Nga, rồi đi tàu, đi ô tô lòng vòng trong thời gian dài qua Ba Lan, Tiệp, rồi bị bỏ rơi ở nhiều nước châu Âu khác nhau, trong đó có Đức.
Nhà môi giới không trả lại giấy tờ mà thả người lung tung ở nhà ga b ấ t h ợp p há p và chỉ nói một câu là:
“Muốn đi đâu thì đi làm gì thì làm, họ hết trách nhiệm.”
Đoàn người này khởi hành cách đây hơn 1 tháng và hôm nay mình đã gặp 1 người không may trong số đó. Mình sẽ thật sự biết ơn nếu mọi người đọc.
Cảm ơn mọi người trước hết.
Mình đang làm việc tại 1 bệnh viện lớn của thành phố München, nước Đức.
Hôm nay trong ca làm việc mình đã gặp một chuyện mà đến giờ mình vẫn chưa dám tin là mình đang trải qua nó.
Có một bệnh nhân người Việt Nam được đưa vào viện nhưng chị không hề biết một chữ tiếng Đức nào.
Vậy nên Khoa và các bác sĩ đã cần sự giúp đỡ của mình để làm phiên dịch, nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của chị để chị có thể được phẫu thuật ngay vì bệnh làm chị đau quá.
Mình đã giật mình vì tại sao vào viện lại không có người thân và lại không biết tiếng Đức, nhưng hỏi ra thì câu chuyện lại hoàn toàn khác.
Mong mọi người hãy nghe mình.
Chị ấy người Lạng Sơn, tên tuổi và quê quán chính xác mong được phép không nói ra.
Cách đây một tháng chị có theo một đoàn 6 người Việt Nam đi theo con đường xuất khẩu lao động sang Đức do một người quen giới thiệu.
Chị đã phải trả 17.000 đô la cho người mua giới, bản thân chị cũng không biết người sẽ đưa mình đi là ai, chỉ biết có người quen giới thiệu là cho sang Đức làm việc, lương mấy chục triệu một tháng, sang sẽ có người lo đầy đủ cho hết.
Gia đình chị khó khăn, và thêm không tìm hiểu kỹ chị đã quyết tâm bán nhà bán đất và nộp đủ số tiền cho người mua giới để được đi.
Hộ chiếu và giấy tờ cá nhân chị cũng đã giao nộp hết cho họ và từ lúc đó chị không hề được cầm lại hộ chiếu của mình nữa.
Hơn 1 tháng trời, chị được bay từ Việt Nam qua Nga, bị để ở Nga hơn 1 tuần rồi cho đi tàu sang Ba Lan.
Rồi lại đi ô tô sang nhiều nơi nữa nhưng chị không nhớ là đã được thả đến những đâu, chỉ nghe họ nói đây là Nga, là Ba Lan thì chị cũng mới biết.
Thêm nữa là sang mỗi nơi thì họ thả mỗi người một nơi, người ở Nga, ngưởi bị bỏ ở Ba Lan, và nhiều nơi khác, còn chị bị thả về Đức.
Đi đến mỗi nơi thì lại có mỗi người khác ra đón và đưa đi chỗ khác, nên chị cũng không nhớ mặt bọn chúng.
Chị đã bị thả ở thành phố München, miền Nam nước Đức vào tối thứ 6 trong tình trạng không có bất cứ một thứ giấy tờ cá nhân gì trong người vì đã giao nộp hết cho bọn mua giới.
Ảnh minh họa
Chị lang thang ở bến Tàu, cứ nhìn thấy có bóng người Việt Nam đi qua thì chị xin cầu cứu.
Họ cũng cho chị được chút tiền để mua cái bánh mì ăn chống đói.
Đêm chị ngủ vật vờ trên ghế ở nhà ga, sống qua ngày nên chị bị ốm và đau. Bệnh của chị mong được không nói ra, nhưng cũng chỉ là bệnh nhỏ không quá nghiêm trọng.
Đến lúc chị đau quá không ăn, không đi được nữa thì chị cố cầu cứu một chú cũng người Việt Nam, chú thương nên cho chị tiền, thuốc uống và đưa chị vào bệnh viện.
Nhưng chú nói là cũng không có tiền để lo cho chị nữa nên đã để lại chị ở bệnh viện và đi.
Điều này cũng là điều dễ hiểu và chú cũng đã thật sự làm tốt và hết khả năng.
Vậy, đó là câu chuyện của chị, và chị đã được đội ngũ bác sĩ của Khoa mình làm việc tận tình hỏi thăm và cho chị được phẫu thuật ngay trong buổi chiều.
Và mình cũng đã ở bên cạnh suốt thời gian từ khi chị nhập viện đến lúc phẫu thuật xong để động viên chị và làm việc với bác sĩ, làm một người để truyền tải tất cả những gì chị phải trải qua trong suốt thời gian hơn một tháng trời qua cho đội ngũ bác sĩ và mong được chữa bệnh.
Không có bất cứ một giấy tờ gì để chứng minh thông tin của mình, không có người thân để nhập viện, không biết tiếng Đức, và chỉ có đúng 50 Euro để phòng thân.
Nhưng, chị vẫn được chữa bệnh, được chăm sóc đầy đủ cho đến lúc phẫu thuật xong, chị tỉnh lại và đã hết đau.
Trong thời gian đó, bệnh viện đã liên lạc với cảnh sát đến làm việc vì theo luật là chị đã nhập cư tr ái p h ép vào Đức, và đang có mặt trong bệnh viện của Đức bất hợp pháp.
Đợi đến lúc chị tỉnh lại và khỏe hơn, 10h tối cảnh sát đã đến bệnh viện để làm việc.
Chị đã kể lại toàn bộ sự việc cho cảnh sát và mình cũng đã dịch lại sự thật toàn bộ những gì chị nói.
Sau khi có được tất cả thông tin, chị phải theo cảnh sát về đồn để tiếp tục làm việc và mình cũng đi theo, chỉ đơn giản là giúp đỡ chị với việc khó khăn về ngôn ngữ và ở bênh cạnh động viên cho chị phần nào vơi đi cảm giác sợ hãi.
Chị đã được lấy dấu vân tay, qua đó cảnh sát sẽ cố gắng đủ mọi cách để tìm ra thông tin cá nhân và về vụ việc đó.
Kết luận cuối cùng, chị sẽ bị viết tường trình và một bài đăng nhỏ về việc chị nhập cư tr á i p h ép vào Đức, sẽ nằm trong sự kiểm soát của cảnh sát và được phép ở lại Đức theo điều luật của người tị nạn và nhập cư tr ái p h ép.
Đêm qua chị đã được đưa về chỗ ở của người nhập cư tr ái ph é p, nhưng được ăn uống và chăm sóc y tế đầy đủ, đợi cảnh sát tiếp tục tìm kiếm thông tin, và phán quyết của luật sư và tòa án thành phố về việc chị có chắc chắn được tiếp tục ở lại Đức không.
Đó là toàn bộ sự việc, 2h sáng, khi mọi việc cũng tạm ổn, mình trở về từ đồn cảnh sát thành phố với 1 tâm trạng, đến giờ khi viết những dòng này mình cũng chưa biết nên diễn tả nó ra sao.
Mình nên cảm thấy vui, vì đã giúp được một người trong hoàn cảnh khó khăn với khả năng của mình?
Không, mình thất buồn, thất vọng, và cái cảm giác lòng tự trọng bị tổn thương khi trả lời bác sĩ, cảnh sát, vâng tôi cũng là người Việt Nam trong hoàn cảnh này.
Vì sao ư?
Mọi người hãy dành chút thời gian để nghĩ về câu chuyện mà mình đang chứng kiến nó.
Mình thật sự cảm thấy rằng nên nói ra, nên viết ra, vì mình như đang có một trách nhiệm mang tình tự nguyện là phải làm được một việc gì đó.
Là phải giúp đỡ chị ấy trong hoàn cảnh này, để chị ấy phần nào nguôi đi cú sốc lớn trong đời và cố gắng, cố gắng để nhìn thấy một chút ánh sáng cho những ngày tiếp theo.
Và nói ra, để cho những con người kia biết rằng, một trong những người họ lừa vẫn đang khỏe mạnh và được nhà nước Đức lo cho họ những điều kiện cơ bản nhất mà 1 con người cần có để tồn tại.
Xin đừng nghĩ rằng, lấy được 17.000 đô la của họ là sẽ lấy đi cả cuộc đời họ, là đẩy họ vào chỗ đường cùng.
Tôi không biết được họ đã làm việc này từ bao lâu, đẫ lấy được bao nhiêu tiền của những người nông dân cả đời chỉ gắn bó với làng quê để lừa họ một cách trắng trợn đi ra nước ngoài, là thiên đường đang ở trước mắt.
Vâng, nhìn theo một mặt khác thì chị ấy đáng bị chịu tội vì tin người mù quáng, vì không tìm hiểu kỹ mà cứ thế phục tùng theo lời người khác.
Nhưng, người nông dân họ không có tội, mình không nói thì mọi người có thể tự hiểu được.
Mình cũng đã nghe rất nhiều về việc lừa người ra nước ngoài, nhưng lần này được chứng kiến thật sự 1 nhân chứng sống, mình không thể không nói ra.
Vâng, tôi chưa làm được một việc gì to tát, tôi không nói tôi đang cứu người.
Nhưng tôi muốn nói để nếu bất cứ lúc nào trong cuộc đời này những con người đã từng ăn không của người khác và làm hại họ, nếu có đọc được bài viết này, thì xin hãy dừng lại.
Nếu không có làm được việc gì tốt đẹp hơn, xin hãy cố gắng lo cho cuộc sống của mình được tốt đẹp hơn và đừng cố gắng tìm đủ mọi cách để hại người khác nữa ạ.
Bản chất sinh tồn của con người thật sự to lớn lắm, hơn một tháng trời ròng rã chị ấy vẫn sống, và được chữa bệnh tại nước Đức này.
Vì tiền ư, nếu cũng vì tiền thì bệnh viện nơi tôi làm việc họ cũng để cho chị ấy đau mà qua đời rồi chứ không cho chị ấy phẫu thuật ngay lập tức và đã cứu lấy một cuộc đời con người như vậy.
Nếu trường hợp đó mà có ở bệnh viện ở nước ta thì sao?
Xin hãy nghĩ đến điều đó. Họ đang cứu người, bệnh viện, cảnh sát, họ thân thiện, lịch sự, tôn trọng con người, đến tôi cũng lấy làm ngỡ ngàng mặc dù ngày nào cũng làm việc với họ.
Họ cố gắng cho con người được sống trước hết đã, rồi mới nghĩ đến việc điều tra người ta b ấ t h ợp p há p như thế nào.
Còn những con người kia, xin hãy dừng lại, ít nhất là đừng hại thêm ai nữa và cũng là đừng hại chính mình nữa, vì sớm thôi việc họ đang làm sẽ được đăng lên báo của Đức.
Vâng, cảm xúc của mình thật sự vẫn còn rất nhiều, vẫn muốn nói rất nhiều nữa, vì cảm thấy buồn.
Nhưng cũng tự cảm thấy vẫn còn may mắn, chị ấy đã khỏe trở lại, vẫn đang có chỗ ăn chỗ ở đầy đủ.
Rồi sau này sẽ được nhà nước lo công ăn việc làm, chị bảo là dù làm khổ thế nào chị cũng sẽ làm, chị sẽ phải kiếm tiền để trả ơn cho bệnh viện đã cứu chị.
Nếu được ở lại chị sẽ chăm chỉ học tiếng Đức và tìm cách trả ơn những người đã giúp chị, chị không còn lưu luyến để về lại Việt Nam nữa, chị hiểu rồi.
Hi vọng rằng may mắn sẽ đến để cho chị có niềm tin vào một cuộc sống mới, sẽ rất là khó khăn, sẽ phải đứng dậy, phải mạnh mẽ, nếu không sẽ không chống chịu được.
Tôi có làm những việc đó, cũng là để cho chị biết rằng, tất cả mọi chuyện đã qua rồi, hãy tiếp tục sống, có những con người độc ác như vậy, nhưng cũng có người sẵn sàng giúp chị lúc chị khó khăn nhất.
Hi vọng rằng, mọi người ở nhà, mình chỉ muốn nói chung chung thôi, chỉ là một lời nói chân thành từ những gì mình đang trải qua,cố gắng tỉnh táo, tìm hiểu kỹ và luôn phải chủ động trong tất cả mọi việc để không xảy ra trường hợp đáng tiếc như vậy.
Nó chỉ là số ít thôi nhưng có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Một lần nữa tôi lại muốn nói lời cảm ơn nước Đức nói chung, cảm ơn bác sĩ, y tá, cảm ơn cảnh sát, những người đã làm việc đến 2h sáng hôm nay để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi, cho chị được qua khỏi bệnh và tiếp tục ở lại Đức.
Đối với tôi sẽ lại là một câu chuyện quá tình cờ.
Tôi không hề muốn biết vì nó cũng không có tốt đẹp gì, nhưng có lẽ nó sẽ là thêm một cơ hội, là một lời khẳng định chắc chắn hơn nữa về việc biết ơn của tôi đối với nơi tôi đang sống và làm việc.
Cảm ơn mọi người đã đọc, dù ít hay nhiều, chỉ cẩn mình được nói ra thì trong lòng sẽ thấy thoải mái hơn. Cảm ơn.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000