Cuộc sống tị nạn của những người Việt trẻ ở Châu Âu với ảo tưởng kiếm thật nhiều tiền dễ như trở bàn tay

Vừa bước xuống sân ga của một thành phố ở phía tây Đức và đang tìm người ra đón thì bên cạnh tôi xuất hiện bốn vị cảnh sát, họ giơ tay chào đúng tác phong và lịch sự nói “Chúng tôi là cảnh sát cửa khẩu muốn kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của ngài”.

Tôi vội tìm quyển hộ chiếu đưa cho mấy vị cảnh sát, sau khi xem xong họ đề nghị tôi về đồn để kiểm tra hành lý. Thực lòng tôi không vui nhưng cũng đành miễn cưỡng theo họ, sau khi kiểm tra hành lý và hỏi vài câu theo thủ tục họ nhã nhặn xin lỗi và nói tôi có thể đi.

Trước khi đi, tôi hỏi họ tại sao tôi bị mời tôi về đây. Một người cảnh sát cho biết họ nhận được tin báo có 4 thanh niên Việt Nam vừa ă n cắ p đồ trong siêu thị đang trên đường tẩu thoát. Họ đã bắt được 3 người và số hàng hoá mà họ ă n cắ p được, hiện một người đã chạy trốn. Họ xin lỗi vì nhầm lẫn.

Tôi cảm thấy nhói đau và xấu hổ bởi lẽ người Việt xưa nay có tiếng là cần cù chịu khó và đoàn kết trên mảnh đất này, vậy mà sao lại có người đánh mất đi danh dự và niềm tự hào dân tộc đó. Đang suy nghĩ chợt tiếng của một vị cảnh sát cắt ngang: “Anh có thể giúp chúng tôi làm phiên dịch để chúng tôi lấy khẩu cung của 3 người mới bị bắt không?”. Tôi đồng ý.

Họ dẫn tôi qua một dãy hành lang khá dài tới phòng tạm giam, tại đây đã có 2 cảnh sát và 3 người Việt Nam, họ còn rất trẻ. Cậu thanh niên người nhiều tuổi nhất năm nay 21 còn lại hai cô gái mới bước vào tuổi 18. Điều đặc biệt là họ ăn mặc khá diện, nếu gặp ngoài đời chắc tôi nghĩ họ là tiểu thư hay cậu ấm của một gia đình thượng lưu.

1 Cuoc Song Ti Nan Cua Nhung Nguoi Viet Tre O Chau Au Voi Ao Tuong Kiem That Nhieu Tien De Nhu Tro Ban Tay

Hơn một tháng sau tôi may mắn có dịp gặp lại 4 người thuộc thế hệ 8x ấy. Họ đã được cảnh sát thả tự do. Gặp lại tôi, họ vô tư nói cười rất tự nhiên, chúng tôi nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, khi đề cập đến chuyện cũ họ tâm sự đa số họ mới tốt nghiệp PTTH tại Việt Nam rồi sau đó theo đường dây đưa người ra nước ngoài sang đây.

Khi ở nhà ai cũng nghĩ sang đây sẽ là miền đất hứa, kiếm tiền rất dễ chỉ cần chịu khó là được, không ngờ khi sang mới biết mọi chuyện không đơn giản như mình nghĩ. Mới được có 3 tháng, họ đã nhận được giấy bác đơn không chấp nhận tị nạn và được cấp giấy tạm dung và ngày trở về quê hương treo lơ lửng trên đầu. Trước khi sang đây gia đình họ đã đi vay mượn rất nhiều nơi, có gia đình cầm cố cả nhà cửa để mong đưa con em sang bên này, bây giờ giấy tờ không có, tiếng Đức thì không biết, họ không xin được việc. Để kiếm đủ tiền vé sang bên này gửi về trả nợ họ đành phải làm như vậy.

“Nhiều lúc họ bắt được cũng xấu hổ lắm, nhưng vì không biết tiếng, họ nói họ nghe chứ mình có hiểu đâu mà sợ”, một em trong nhóm cho biết, và nói thêm rằng em phải kiếm đủ số tiền để trả nợ.

“Nếu chẳng may bị trụ c xu ất về Việt Nam, thì gia đình em có nước bán nhà đi mới trả nợ được”.

Những người Việt tị nạn ở Đức nói riêng cũng như những người tị nạn đến từ các quốc gia khác đều được chính phủ Đức tập trung vào trại tị nạn. Gọi là trại tị nạn nhưng cũng rất đầy đủ tiện nghi trong phòng ở, có lò sưởi, nước nóng cho mùa đông, ngoài ra mỗi tháng họ còn được cấp 160 euro (khoảng 3 triệu đồng) tiền trợ cấp xã hội. Cứ hai, ba tháng họ phải ra trình diện tại sở ngoại kiều để gia hạn giấy tạm trú, và họ có thể bị tr ục xu ất về nước vào bất cứ lúc nào.

Hồng, cô gái trong nhóm 4 người kể trên cho tôi biết, em sang Đức bằng một đường dây bất hợp pháp, phải trả 7.000 USD. Chính vì thế mục đích chính của Hồng luôn là kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ở Đức.

Còn đối với Trung, ảo tưởng về một nước Đức giàu có, kiếm tiền dễ như trở bàn tay như lời của những người đưa em sang đây đã tan thành mây khói. Trung thật sự bị sốc bởi khi bị cảnh sát bắt và đưa vào trại giam, sau đó là vào trại tị nạn. Em không dám cho gia đình ở Việt Nam biết chuyện vì sợ mọi người lo lắng.

Gia đình em ở Việt Nam vẫn đang nghĩ em đang ở Đức bình an và đang đi làm ở một nhà máy hay tập đoàn có tiếng nào đó. “Đến lúc phải rời nước Đức em sẽ không biết nói với gia đình thế nào nếu không kiếm được một ít tiền mang về”, Trung tâm sự. “Nếu biết thế này, em đã không bao giờ đi”.

Theo Hoàng Hải/

Nguồn: VnExpress


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000