Vỏ bọc ‘Việt kiều Anh, Đức’ hào nhoáng ở quê nghèo

Mai, cô gái sang Đức bằng cách kết hôn giả từ năm 18 tuổi, giờ đã li dị và có một con.

Làm nhà hàng, sơn sửa móng, đa phần là làm cho người Việt với mức lương chỉ bằng khoảng 2/3 lương tối thiểu theo quy định của pháp luật. Giá lương này ở các nước khác còn thấp hơn. Và, nếu là nhân công toàn thời gian, rất ít khi được làm dưới 12 tiếng mỗi ngày và dưới 6-7 ngày mỗi tuần.

Không hiếm những người khác, phải dùng miếng dán cao dọc sống lưng và cánh tay để trụ được trong những ngày lắc chảo triền miên trong bếp nhà hàng.

Năm 2012, trong một bài giảng về thuộc địa hóa kiểu mới trong giáo dục (Neocolonialism in education) cho sinh viên bậc thạc sĩ giáo dục của Đại Học La Trobe, Pháp, tôi đã gặp một hiện tượng khá thú vị.

1 1 Vo Boc Viet Kieu Anh Duc Hao Nhoang O Que Ngheo

Neocolonialism được đưa ra bởi nhà triết học người Pháp Jean-Paul Sartre từ năm 1956 và được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực xã hội học hiện hành dùng khá phổ biến.

Đó là hiện tượng các nước giàu dùng các công cụ về kinh tế, chính trị, văn hóa để tăng tầm ảnh hưởng và tạo sự phụ thuộc của các nước nghèo vào các nước này.

Một trong những hệ quả của nó là hiện tượng sính ngoại và việc chảy máu chất xám, chảy máu các nguồn vốn (vốn kinh tế, vốn con người) từ các nước nghèo qua các nướcgiàu.

Tuy nhiên, trong phần thảo luận, tôi đã bắt gặp những phản ứng khá gay gắt của các bạn sinh viên Nam Á, đăc biệt là các bạn tới từ Ấn Độ và Pakistan. Họ không cho rằng việc người dân nước mình tìm nhiều cách để sang được các nước phát triển là việc chảy máu nguồn lực. Họ dẫn dụ về việc nhiều ngôi làng nghèo ở Ấn Độ và Pakistan đã giàu lên trông thấy từ nguồn tiền do con cháu họ đi lao động ở nước ngoài gửi về.

Chuyện không có gì đáng nói nếu như vài tháng sau đó không có chuyện một nam thanh niên người Ấn bị đuổi và đánh tới chết ở giữa trung tâm thành phố Melbourne. Nguyên nhân ban đầu chỉ do xô xát nhẹ giữa thanh niên người Ấn và vài thanh niên Australia. Nhiều người khi ấy bàng hoàng.

Trong niềm xót thương người xấu số, họ vẫn truyền tai nhau về việc người Ấn bị ghét vì phá giá thị trường. Họ có thể nhận việc làm với 5 AUD mỗi giờ trong khi mức lương tối thiểu là hơn 7 AUD một giờ. Vì thế, nhiều lao động chân tay ở Australia khi đó bị thất nghiệp.

Việc cấp visa sinh viên ồ ạt những năm trước đó cùng những bánh vẽ ngọt ngào của các trung tâm du học Ấn đã đẩy bao thanh niên nước này vào cùng đường nơi đất khách.

Cuộc sống, suy cho cùng, ở đâu cũng thế, luôn có cái giá của nó. Kiếm tiền với những người thiếu trình độ, không biết tiếng bản ngữ, lại là dân tứ xứ thật không dễ dàng gì.

Nhưng có lẽ, vì sợ bố mẹ người thân ở nhà lo lắng, vì muốn giữ thể diện, hoặc chỉ đơn giản vì cái mẽ đi Tây, nhiều người ra đi chỉ dám cho người ở nhà biết về những hào nhoáng nơi đất khách quê người.

Ai cũng có quyền khao khát một cuộc sống tốt đẹp, một cơ hội đổi đời ở một đất nước đáng sống. Thế giới phẳng rồi, sao nhiều người Việt vẫn phải trả cái giá quá đắt cho việc thiên di?

Cầu mong những người đang muốn đi tiếp hành trình mà cuối đường hầm không phải là ánh sáng hãy dừng chân. Cầu mong những người đã tị nạn trót lọt đừng tô hồng lên những đốt ngón tay chai, và cầu mong những người ở nhà hiểu được nỗi khổ của những người xa xứ.

Xin đừng hân hoan mỗi dịp cuối năm khi nguồn ngoại kiều đổ về, tự hào vì có người đi nước ngoài, xây được nhà to đẹp. Bởi những đồng tiền đó được làm ra từ mồ hôi và đôi khi là từ cả máu của người được khoác lên mình cái áo mỹ miều mang tên ‘Việt kiều xa xứ’.

Theo Tiến sĩ Trần Thị Tuyết / vnexpress.net


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000