Đánh mắng trẻ nhỏ theo quan niệm người Việt là vi phạm luật pháp ở Đức
1. Không lao động chui khi chưa có giấy tờ hợp pháp
Việc làm này là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội nước Đức do người lao động và chủ lao động hợp tác với nhau nhằm trốn phải đóng các khoản thuế, tiền bảo hiểm phát sinh. Người Việt thường chấp nhận lao động chân tay trong các nhà hàng, quán ăn của người Việt theo hình thức lao động chui, không có giấy tờ. Nếu bị bắt gặp thì cả người lao động và chủ thuê lao động đều phải nộp một khoản tiền phạt lớn và có thể bị phạt tù cho các cá nhân trốn tránh trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng về các đường dây buôn người, lừa đảo xuất khẩu lao động tới Đức.
2. Trốn đóng thuế thu nhập bắt buộc
Người Việt là chủ lao động chui hoặc lao động chui nên có rất nhiều tiền nhưng không thể mua nhà, mua xe vì đó là các khoản làm ăn gian lận, trốn thuế với trách nhiệm, nghĩa vụ đối với nhà nước. Việc này cũng được xem là vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng tới an sinh xã hội ở Đức và các chủ nhà hàng, quán ăn Việt Nam dù đã nghỉ, ăn trợ cấp xã hội nhưng thực tế họ có rất nhiều tiền và qua nhiều hình thức khác nhau để có thể chuyển các khoản tiền trái phép về cho gia đình.
3. Không đánh đập, quát mắng con cái
Ở Đức giáo dục trẻ em trong gia đình không chỉ là trách nhiệm của bố mẹ mà là cả toàn xã hội, vì vậy, việc quát nạt, đánh mắng con cái là không thể chấp nhận. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm sinh lý phát triển của trẻ em ở Đức dù các em là người Việt nhưng sinh ra ở Đức. Do vậy, bố mẹ chỉ có thể khuyên răn trẻ con một cách nhẹ nhàng, nếu trẻ quấy rầy thì cũng không được nổi nóng, trách phạt trẻ vì ở Đức tuy trẻ em còn nhỏ nhưng ý thức của trẻ luôn được tôn trọng và pháp luật bảo vệ quyền được hưởng giáo dục, dạy dỗ cẩn thận của bố mẹ.
4. Không trốn tránh việc học tập
Ở Đức giáo dục đề cao tính tự giác và trách nhiệm của cá nhân đối với việc học tập. Do vậy, đến 6 tuổi trẻ em phải đến trường dù là các em là con của bố mẹ người Việt. Trẻ em phải luôn cố gắng phấn đấu trong học tập, được xã hội đảm bảo, được cung cấp tiền chi phí sinh hoạt hàng tháng. Nếu các em không chịu học tập, thích đánh nhau, trêu trọc bạn bè như các trẻ Việt, ngỗ nghịch do thiếu sự quản lý, chăm sóc của các bố, mẹ Việt do bận làm quán, nhà hàng thì có thể sẽ được đưa vào các trung tâm chuyên để quản lý các đối tượng trẻ em hư và có các biện pháp mạnh để ngăn chặn hành vi phát triển sai lệch của trẻ.
5. Không gây ồn ào ở nơi công cộng
Dù ở nhà riêng có điều kiện để bật đài, đĩa với dàn loa âm thanh công suất lớn thì bất kỳ âm thanh nào gây ảnh hưởng đến hàng xóm đều có thể bị phạt khi cảnh sát đến kiểm tra. Nếu muốn tổ chức các buổi tiệc thì phải thông báo trước đến hàng xóm và có sự đồng ý của họ, đồng thời luôn tránh việc gây tiếng động từ thời gian 10 giờ tối tới 6 giờ sáng. Việc tôn trọng sự yên tĩnh, giờ nghỉ của mọi người là điều được pháp luật bảo vệ và mọi người đều phải có ý thức, trách nhiệm tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt về thời gian có thể được phép gây tiếng động mà không ảnh hưởng đến người xung quanh.
6. Cấm ăn trộm cắp trong các siêu thị, cửa hàng
Ở Đức các cửa hàng, siêu thị mở cửa tự do và mọi người có thể đến xem và có thể không mua bất kỳ một món hàng nào. Dù nhìn bên ngoài an ninh có vẻ không chặt chẽ khi không có ai giám sát việc bạn vào mua hàng, lựa chọn các mặt hàng nhưng đều có các camera ghi lại hành vi của bạn trong các cửa hàng. Việc ăn trộm, cắp trong các siêu thị, cửa hàng là rất phổ biến đối với các đối tượng người Việt nhập cư trái phép, không có giấy phép lao động, được cư trú ở Đức do nhu cầu về kinh tế, khó khăn về cuộc sống. Tuy nhiên, bất kỳ hành vi trộm cắp nào đều sẽ được cảnh sát đến thụ lý và ghi vào hồ sơ dẫn đến việc có thể tiếp tục ở lại nước Đức là không thể.
Giữ yên lặng và luôn đúng giờ là điều người Việt khó thực hiện ở Đức
7. Không giết mổ động vật
Bạn không được phép dụ dỗ các loài động vật hoang dã hoặc vật nuôi của các gia đình và giết mổ chúng. Đây được coi là hành vi ngược đãi động vật và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng người xung quanh và tự nhiên. Kể cả việc cho các loài động vật ăn cũng phải được phép của cơ quan quản lý để tránh việc các loại thực phẩm có thể gây nguy hại đến các loài động vật, dẫn đến chúng bị bệnh. Việc giết mổ các loài động vật là hành vi thiếu đạo đức và người Việt ở Đức thường mắc phải do thích ăn nhậu, tụ tập và thưởng thức các loài động thực vật quý hiếm.
8. Tuân thủ quy tắc về thời gian
Luôn tôn trọng thời gian mà bạn phải đến tham dự theo các lịch hẹn, đúng giờ là đến trước thời điểm hẹn vài phút. Người Việt thích đến muộn do các lý do khác nhau nhưng với người Đức đến muộn sẽ khiến họ khó chịu vì ảnh hưởng đến công việc của họ và người Việt nếu muốn yên ổn với người Đức thì tốt nhất cần chuẩn bị thời gian để có thể đến các cuộc hẹn với bác sĩ, cơ quan quản lý đúng giờ.
9. Không chủ động chơi với trẻ không quen biết
Dù trẻ em người Đức rất dễ thương nhưng người Việt nếu không quen biết trẻ thì không được phép lại gần dỗ dành, cho trẻ ăn các loại quà bánh, chơi đùa với trẻ. Điều này khiến cho các phụ huynh người Đức nghĩ rằng người Việt muốn làm quen với con của họ để thực hiện các mục đích xấu. Do đó, nếu không quen bố mẹ của trẻ thì không nên lại gần với con của họ và thấy con họ đẹp, dễ thương thì cũng không lại gần vỗ về, hôn hít, bồng bế chúng vì họ cũng không muốn người lạ tiếp cận với con của họ.
Trẻ người Đức không phải là đối tượng người Việt có quyền tiếp cận
10. Rửa xe đúng nơi quy định
Không được phép rửa xe ở ngoài đường không thuộc nơi chuyên rửa xe được quy định vì các loại nước thải có thể ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, do vậy việc rửa xe dù ở nhà là hành vi bị nghiêm cấm ở Đức do có thể ảnh hưởng đến môi trường sống chung của cộng đồng. Người Việt thường có thói quen rửa xe ở nhà do lối sống tuỳ tiện, nghĩ đến cá nhân trước cộng đồng nên cần tránh việc rửa xe này và đến các nơi chuyên rửa xe có các loại thiết bị xử lý các loại chất hoá học lẫn trong nước thải.
Theo tintucvietduc
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...