Các khoản trợ cấp của nhà nước hiện nay chưa đủ hỗ trợ sinh viên Đức trang trải chi phí thực phẩm, khí đốt và điện ngày càng tăng do lạm phát.
Đối với Melissa, 23 tuổi, sinh viên ngành Tâm lý, việc tự nấu ăn giờ đây vô cùng khó khăn. Hàng tuần, nữ sinh dành 25 euro (khoảng 625 nghìn đồng) cho việc mua sắm nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, giá cả tăng cao khiến khoản tiền này đã tăng gấp nhiều lần. Do đó, Melissa buộc phải cắt giảm chi tiêu dành cho thực phẩm.
Mỗi tháng, Melissa được nhận 750 euro tiền trợ cấp liên bang dành cho đối tượng là sinh viên. Ngoài ra, nữ sinh được cha mẹ chu cấp khoảng 219 euro nên hàng tháng, có gần một nghìn euro (khoảng 25 triệu đồng). Tuy nhiên, Melissa phải dành khoảng 400 euro (khoảng 10 triệu đồng) trả tiền thuê căn phòng vỏn vẹn 15m2.
Để phân bổ nguồn chi, Melissa chỉ mua khoai tây, pho mát và bánh mì cho bữa ăn – những thực phẩm có giá cả phải chăng nhất hiện nay.
Theo báo cáo tình trạng nghèo đói tại Đức năm 2022, gần 1/3 sinh viên Đức sống dưới mức nghèo khổ. Ở Đức, một người được coi là sống dưới mức nghèo khi thu nhập mỗi tháng dưới 1.251 euro (khoảng 31 triệu đồng).
Ông Andreas Aust, nhân viên xã hội từ Hiệp hội Phúc lợi Bình đẳng Đức, cho biết: “Các khoản trợ cấp liên bang dành cho sinh viên hiện nay quá thấp so với lạm phát. Vì vậy, nhiều sinh viên lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng chi trả chi phí sinh hoạt và học phí”.
Chính phủ Đức hiện đang áp dụng mức hỗ trợ căn bản tăng 5,75% cho sinh viên bắt đầu từ học kỳ mùa đông năm 2022 – 2023, cũng như điều chỉnh giới hạn thu nhập cho phụ huynh. Từ tháng 10/2022, trợ cấp tối đa là 934 euro (khoảng 23 triệu đồng) một tháng với điều kiện sinh viên không sống cùng nhà với cha mẹ của họ.
Tuy nhiên, bà Rahel Schüssler, đại diện Hiệp hội Sinh viên Tự do, cơ quan đại diện cho gần 1/3 tổng số sinh viên đang theo học tại Đức, đánh giá mức tăng này là chưa đủ. Mức trợ cấp tối đa cho sinh viên vẫn dưới ngưỡng nghèo của Đức.
Vì vậy, không hiếm sinh viên phải làm đến hai công việc bán thời gian để trang trải học phí và có thể bỏ học vì giá cả tăng cao.
Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, số lượng sinh viên năm nhất tiếp tục giảm vào năm 2021. Các trường đại học là nhóm đầu tiên đóng cửa khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020 và cũng là nơi cuối cùng mở cửa lại. Sau một thời gian ngắn trở lại trường, sinh viên Đức có thể bị buộc phải học ở nhà nhưng lần này do giá năng lượng tăng.
Theo Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức, các trường đại học Đức được coi là một phần cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước. Do đó, các trường được ưu tiên cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động vào mùa đông. Tuy nhiên, một số trường đại học đã cân nhắc xem có nên rút ngắn giờ mở cửa hay kéo dài kỳ nghỉ Giáng sinh do chi phí năng lượng tăng cao.
Đơn cử, Trường Đại học Kỹ thuật Berlin dự kiến đóng cửa từ ngày 19/12 đến ngày 4/1, trong đó tất cả các lò sưởi sẽ bị tắt và cửa sẽ bị khóa.
“Nếu trường đại học đóng cửa và dạy trực tuyến, vấn đề từ nhà trường sẽ chuyển sang sinh viên. Sinh viên vẫn phải trả tiền điện, chi phí sinh hoạt trong thời gian học ở nhà”, bà Rahel cho hay.
Theo DW
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...