Đừng bao giờ cho sự giàu có quá sớm
Mỗi đứa trẻ đều cần biết đến khó khăn trước khi đến với sự giàu có và chúng ta cũng vậy. Cuộc sống gia đình giàu có hoặc một người sống trong giàu có hưởng thụ quá sớm sẽ chẳng biết thế nào khó khăn, thậm chí còn dễ sa ngã sớm. Ở Đức, những người càng thành đạt lại càng không muốn để lại tài sản của mình cho con toàn bộ, họ sẽ dành số đó để từ thiện để chúng hiểu được rằng số tiền mà chúng đang có hoàn toàn
Dựa trên sự hiểu biết này, nhiều doanh nhân người Đức nói rằng họ sẽ không để lại tất cả tài sản của mình cho con cháu, mà sẽ quyên tặng hầu hết hoặc toàn bộ tài sản của mình cho tổ chức từ thiện. Khi trưởng thành, chúng ta cũng cần học cách tự lực, không thể dựa dẫm vào người khác hay gia đình, nhớ rằng số tiền không phải do mình kiếm ra thì nó sẽ chẳng bao giờ lâu bền. Hãy luôn tin rằng hạnh phúc thực sự đến từ thành công của chính mình.
Tim Heinz, 24 tuổi, là con trai của chủ tịch một công ty vận tải Đức với tài sản 1 tỷ Euro chia sẻ như sau: “Tiền của cha mẹ, tôi không có quyền sở hữu và cũng không muốn có. Cha mẹ sử dụng tiền ở những nơi mà xã hội cần, không phải để đáp ứng niềm vui của chúng tôi, đó là điều khôn ngoan. Cơ hội sẽ tới. Một ngày nào đó, tôi cũng sẽ có tài sản của riêng mình thông qua đấu tranh và có được niềm vui giống như cha mẹ tôi”.
Sống là phải có quy tắc
Người Đức dạy con cái mình phải theo những quy chuẩn xã hội và của chính bản thân mình để không bao giờ trật khỏi đường ray cho mình tạo ra. Ví dụ có một câu chuyện như sau: Một người sang Đức thăm người thân, anh ta đi vào nhà vệ sinh công cộng trên đường đến Sở thú Hamburg. Khi anh ta đi ra thì bị một cô gái trẻ chặn lại và hỏi có thấy một cậu bé bên trong không. Cô giải thích rằng con trai cô đã ở trong đó một thời gian dài mà vẫn chưa ra ngoài. Anh ta liền quay vào trong tìm cậu bé. Ở vị trí trong cùng của nhà vệ sinh, một cậu bé 12 tuổi đang nghiêm túc sửa chữa vòi nước vì chiếc vòi đột nhiên bị hỏng và không thể rửa sạch. Cậu bé nghĩ rằng nếu chỗ vệ sinh mà mình sử dụng không được hoàn hảo, thì người tiếp theo sử dụng sẽ không nhận được sự tốt đẹp ban đầu và đánh mất đi sự hài lòng của mình.
Cho dù bạn là ai, bạn cũng phải đưa ra những nguyên tắc rèn luyện bản thân mình, không thể để mình sống bừa bãi đặc biệt là khi con trẻ. Vào thời điểm trưởng thành, bạn sẽ hiểu rằng mình sống có nguyên tắc tức là bạn đang thể hiện mình là người có nhân cách, tôn trọng người khác và số kỷ luật với chính mình.
Tự lập xây dựng đạo đức
Đạo đức của trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng và đối với người lớn lại càng quan trọng hơn. Người Đức dạy con cái mình hãy trở thành những anh hùng tự lập, tự hiểu những nguyên tắc cơ bản của một người bình thường, làm thế nào để tự kỷ luật và hòa nhập với xã hội và trở thành một phần của xã hội. Đối với mỗi người, đức tính trung thực là một yêu cầu hàng đây gắn liền với sự tự trọng và tôn trọng người khác, tình yêu đối với cuộc sống và thiên nhiên, và rồi thông qua đó, chúng ta có thể tự nuôi dưỡng được đạo đức của mình.
Theo Dung Mai (Thế giới trẻ)
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...