Xưng hô
Người Đức rất chú trọng cách xưng hô trong văn hóa giao tiếp. Đối với những người có học hàm học vị “Tiến sĩ” trở lên, mọi người thường gọi cùng với tên, chẳng hạn như Tiến sỹ Schmidt, Giáo sư Zimmermann.
Những học hàm học vị thấp hơn không được nhắc đến trong xưng hô. Người Đức có thói quen gọi đầy đủ tên ghép của người đối thoại, các chức vụ chính thức hay tước vị như bộ trưởng, thị trưởng cũng được xưng: Thưa ngài bộ trưởng… đặc biệt với các tước hiệu quý tộc như bá tước, hầu tước, bạn cần đặc biệt chú ý: Thưa bá tước, thưa Tiến sĩ bá tước, thưa giáo sư tiến sỹ bá tước…
Trong giao tiếp, người Đức khá cầu kì trong cách xưng hô
Những tước hiệu quý tộc như “Bá tước”, “Hầu tước”, “von”, “zu” bạn không được quên nhắc đến trong giao tiếp. Lúc này, bạn nên nói là “Thưa Bá tước Albrecht” hoặc “Thưa Tiến sỹ Bá tước Albrecht”, “Thưa Giáo sư Tiến sỹ Bá tước Albrecht” để thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
Chào hỏi
Đối với người Đức, trong cuộc sống thường ngày, khi gặp nhau, người đến sau chào người đến trước, người trông thấy người khác trước thì lên tiếng chào. Còn trong hoạt động kinh doanh, thì họ chào nhau theo thứ bậc. Cụ thể, người cấp bậc thấp hơn giới thiệu những người cùng đi, rồi người có cấp bậc cao hơn giới thiệu thành phần đoàn của mình. Sau khi tất cả đã làm quen với nhau thì mới bắt tay, cái bắt tay ngắn, nhẹ nhàng và khi bắt tay nhìn thẳng vào nhau.
Lời khen
Lời khen là một yếu tố rất cần trong giao tiếp. Khi muốn khen một ai đó, người Đức rất tinh tế, không khen một cách quá đà, thô thiển.
Khi trò chuyện, người Đức rất hạn chế đề cập về diện mạo, trang phục, tuổi tác…Họ thường dùng lời khen, lời tán thưởng vào những thành tích, ưu điểm tính cách, tinh thần làm việc của người đối diện.
Trao danh thiếp
Đối với người Đức, khách sẽ là người trao danh thiếp trước và nếu là một nhóm thì người có cấp bậc cao nhất sẽ được nhận danh thiếp đầu tiên.
Khi trao danh thiếp, người Đức cũng có những quy chuẩn riêng
Nhưng nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì bạn hãy trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Và người được nhận phải xem danh thiếp trước khi cất đi để thể hiện thái độ tôn trọng với khách.
Cách ứng xử qua điện thoại
Cách ứng xử qua điện thoại trong văn hóa Đức không có nhiều khác biệt so với các nước trên thế giới. Thông thường, người gọi đến thường phải chào và xưng danh, tự giới thiệu về mình. Người được gọi điện thoại thường ít nhất nên xưng tên, không khi nào được sử dụng ngôi thứ ba để trả lời, chẳng hạn như “Đây là ông Schmidt”. Tuy nhiên, nếu bạn gọi điện từ các máy điện thoại công cộng thì không nên nói tên cụ thể, đề phòng bị nghe trộm.
Đi cùng xe
Nếu đối tác mời bạn đi cùng xe với họ, bạn tuyệt đối không ngồi ghế sau mà ngồi ngang hàng với họ.
Tuy nhiên nếu đi taxi, vị khách danh dự sẽ được dành cho ngồi ở hàng ghế sau, phía tay phải. Người nào trả tiền taxi thì ngồi ở phía trước hay ở sau người lái xe.
Dự tiệc
Khi đi dự tiệc hay tham gia bất kỳ cuộc hẹn nào khác, đúng giờ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người Đức. Ngoài ra, bạn cần nhớ, khi nào được chủ nhà mời, bạn mới nên ngồi xuống bàn và nên ngồi đúng vị trí mình được sắp xếp.
Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được dùng bữa trước khi gia chủ chưa lên tiếng. Đồng thời, trong khi mọi người đang ăn uống, bạn không đặt khủy tay lên bàn tiệc.
Khi đi dự tiệc hay tham gia bất kỳ cuộc hẹn nào khác, đúng giờ là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người Đức.
Nếu muốn ra hiệu cho người phục vụ là bạn đã dùng xong bữa hãy đặt nĩa và song song bên phải của đĩa ăn, nĩa sẽ đặt hơi chếch cao hơn dao 1 tý.
Đồng thời, người Đức rất coi trọng lễ nghi. Vì thế, sau các buổi tiệc, trước khi ra về đừng quên gửi lời cám ơn đến gia chủ vì đã mời bạn và sự tiếp đãi chu đáo, nhiệt tình. Đây là nét văn hóa đặc trưng trong ứng xử của người Đức.
Văn hóa Đức trong giao tiếp cũng không quá cầu kì và câu lệ. Các bạn du học sinh chỉ cần tìm hiểu và để ý một chút là có thể rất nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và con người nơi đây.
Theo hoctiengducico
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...