An sinh xã hội cho người nước ngoài tại Đức tốt thế nào?

An sinh xã hội cho người nước ngoài tại Đức tốt thế nào?

Đức là quốc gia có chính sách an sinh xã hội “hào phóng” vào loại bậc nhất thế giới, nhưng liệu người nước ngoài đến đây sinh sống có được hưởng những điều tốt đẹp này? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

1 1 An Sinh Xa Hoi Cho Nguoi Nuoc Ngoai Tai Duc Tot The Nao

Cũng giống như nhiều quốc gia Châu Âu khác, hệ thống an sinh xã hội của Đức bao gồm nhiều hạng mục, trong đó có bảo hiểm y tế, hưu trí, tai nạn, chăm sóc người già, người bệnh và bảo hiểm thất nghiệp, tất cả đều hướng đến mục đích giúp bảo vệ người dân trước những rủi ro tài chính đe dọa đến cuộc sống của họ.

Ngoài ra hệ thống toàn diện này còn bao gồm những hỗ trợ của nhà nước lấy từ nguồn thu thuế như: hỗ trợ cho gia đình (trợ cấp cho con, trợ cấp cho phụ huynh, giảm thuế) hoặc an sinh cơ bản cho người về hưu và người thất nghiệp dài hạn ở Đức.

 

Đức là một quốc gia luôn coi việc bảo đảm an sinh xã hội cho tất cả công dân của mình là nhiệm vụ hàng đầu. Ngân sách nhà nước của Đức cấp cho các khoản chi xã hội chiếm tới hơn 1/4 tổng sản phẩm quốc nội theo báo cáo của bộ tài chính Đức. Đây quả thực là một con số rất ấn tượng, đủ để thấy Đức có hệ thống an sinh xã hội hoàn thiện ra sao và họ quan tâm đến các vấn đề này như thế nào.

1 2 An Sinh Xa Hoi Cho Nguoi Nuoc Ngoai Tai Duc Tot The Nao

Người nước ngoài sống tại Đức có thể được hưởng phần lớn các phúc lợi xã hội của chính phủ, tùy thuộc vào tình trạng cư trú tạm thời, thường trú nhân hay đã nhập tịch.

Đối với những người định cư lâu dài như thường trú nhân và đã nhập tịch, không còn nghi ngờ gì nữa, họ hoàn toàn có thể hưởng những phúc lợi xã hội như người bản xứ.

Thông thường, theo quy định của Đức, nếu cư trú hợp pháp tại đây từ đủ 5 năm trở lên, bạn có thể xin chuyển từ giấy phép cư trú tạm thời sang thường trú, và từ đủ 7 năm trở lên bạn được phép xin nhập tịch nếu biết tiếng Đức.

Ngoài ra, trong trường hợp còn lại, bạn vẫn có thể được bảo vệ bởi chính sách an sinh xã hội của Đức nếu bạn đang làm việc hợp pháp, có thu nhập từ 450 euro/tháng trở lên và đóng bảo hiểm đầy đủ.

Thông thường những khoản hỗ trợ từ an sinh xã hội cho các đối tượng này sẽ bao gồm: Quỹ Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm chăm sóc dài hạn, Bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm tai nạn và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo luật định.

Ví dụ:

Nếu bạn có bảo hiểm y tế công cộng ở Đức, hầu hết các liệu trình điều trị và thuốc của bạn sẽ được bảo hiểm chi trả, ngay cả khi bạn bị đau lưng, bạn vẫn sẽ được mát xa hoàn toàn miễn phí theo quy định.

Thú vị hơn, bạn thâm chí còn có thể đến phòng tập thể dục thường xuyên, và chi phí thẻ thành viên của bạn sẽ được nhà cung cấp bảo hiểm sức khỏe chi trả.

1 3 An Sinh Xa Hoi Cho Nguoi Nuoc Ngoai Tai Duc Tot The Nao

Ở Đức, để biết được chính xác những gì mình được hỗ trợ, bạn nên tìm kiếm tư vấn và lời khuyên tại các cơ quan chức năng. Ví dụ như đối với bảo hiểm y tế, đầu tiên hãy hỏi xin bác sĩ của bạn một bản dự kiến kinh phí điều trị gọi là Kostenvoranschlag. Gửi bản sao này cho công ty bảo hiểm của bạn. Đây là cách an toàn nhất. Họ sẽ gửi cho bạn một lá thư với các chi tiết về số tiền họ sẽ chi trả..

Thật tuyệt phải không?

Ngoài những khoản hỗ trợ chăm sóc cá nhân, người nước ngoài tại Đức cũng hoàn toàn có thể nhận được các khoản tiền trợ cấp cho gia đình như: trợ cấp thai sản, trợ cấp cha mẹ và trợ cấp nuôi con. Bạn sẽ được nghỉ thai sản theo luật định, được yêu cầu tối đa 14 tháng tiền trợ cấp cho cha mẹ, con cái của bạn nhận được một khoản tiền vào mỗi tháng cho đến năm 25 tuổi, và thậm chí tiền đi học mẫu giáo của con cũng sẽ được trợ cấp.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp nếu bạn từng làm việc và đóng bảo hiểm tại Đức nhưng sau đó quay lại quê nhà, bạn vẫn có thể nhận được trợ cấp lương hưu từ chính phủ Đức, hoặc nhận được của cả 2 quốc gia, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa 2 nước. 

Như vậy có thể thấy, dù là người nước ngoài mới cư trú ở Đức, là nhân viên làm thuê, người tự làm chủ hay sinh viên, bạn vẫn luôn có thể an tâm ngon giấc vì đã có các quỹ an sinh xã hội của Đức làm chỗ tựa lưng vững chắc trong những tình huống rủi ro, cấp bách.

Theo happiercitizens


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC