Nếu muốn sang Đức du học, đi làm hay thăm thân thì mua bảo hiểm là điều kiện bắt buộc. Vậy các bạn có biết có bao nhiêu loại bảo hiểm chính ở Đức và đối tượng phù hợp cho từng loại bảo hiểm chưa?
Hãy cùng tìm hiểu thông tin về các loại bảo hiểm này để có thể chọn đúng loại bảo hiểm phù hợp với trường hợp cũng như điều kiện của mình nhất nhé.
Người Đức có ý thức rất cao về sự an toàn và muốn tự bảo vệ mình trước tất cả các tình huống khẩn cấp của cuộc sống hàng ngày bằng việc mua bảo hiểm. Trung bình, một công dân Đức trả khoảng 2.400 Euro/ năm cho sáu hợp đồng bảo hiểm.
Ở Đức bảo hiểm được chia thành hai nhóm chính. Đó là bảo hiểm cho người và bảo hiểm tài sản. Trong khi bảo hiểm tài sản tập trung vào việc bảo vệ chống phá hoại, hư hỏng hoặc mất mát tài sản thì bảo hiểm cho người bảo vệ con người chống lại rủi ro, tai nạn trong cuộc sống.
Trong nhóm bảo hiểm cho người có 2 loại bảo hiểm phổ biến nhất là bảo hiểm y tế công và bảo hiểm hưu trí công.
Đây là các loại bảo hiểm xã hội mà người lao động bắt buộc phải trả. Ngoài ra còn rất nhiều các loại bảo hiểm tư khác.
1. Bảo hiểm y tế tư nhân
Bảo hiểm sức khoẻ tư nhân dành cho những người không bắt buộc phải có bảo hiểm. Ví dụ, các nhóm người tự kinh doanh và lao động tự do, công chức, nhân viên được trả lương cao (thu nhập trên 57.600 Euro, số liệu năm 2017) và sinh viên.
Sinh viên được miễn bảo hiểm công để có thể chi trả bảo hiểm tư.
Nhưng cũng có bảo hiểm bắt buộc có thể kết hợp với bảo hiểm y tế tư. Đây là một loại bảo hiểm bổ sung để chi trả cho các rủi ro mà theo luật không được trả hoặc chỉ trả một phần, ví dụ, bảo hiểm cho thay răng hoặc để điều trị thay thế (homeopathy).
2. Bảo hiểm y tế du lịch
Vào kỳ nghỉ, bảo hiểm y tế thông thường không được áp dụng trong tất cả trường hợp mà phụ thuộc vào địa điểm du lịch.
Ở châu Âu, bảo hiểm y tế theo luật định hoặc tư nhân thường phải trả chi phí y tế ở mức tương tự như ở Đức. Nếu điều trị ở nước ngoài đắt hơn ở Đức, bảo hiểm vẫn trả nhưng chỉ đến một giới hạn nhất định (trợ cấp cố định).
Chi phí vượt quá phải do bệnh nhân chịu.
Có hợp đồng ngắn hạn cho một chuyến đi nghỉ đơn hoặc hợp đồng dài hạn, ví dụ như tất cả các chuyến đi trong thời gian 12 tháng hoặc dài hơn. Bảo hiểm y tế du lịch không chỉ bao gồm chi phí y tế mà còn phải trả chi phí thuốc men cho việc hồi hương về Đức.
3. Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ bảo vệ các nguy cơ tử vong hoặc tàn tật, và nó cũng có thể là một khoản trợ cấp. Có nhiều biến thể hợp đồng dựa trên hồ sơ rủi ro của người được bảo hiểm. Trong hợp đồng bảo hiểm theo định hướng an toàn, một khoản tiền bảo hiểm nhất định được thỏa thuận sẽ bảo hiểm trả sau số năm xác định trước hoặc trong trường hợp tử vong.
4. Bảo hiểm tai nạn
Bảo hiểm tai nạn sẽ chi trả nếu sức khoẻ của người mua bị suy giảm nghiêm trọng sau một tai nạn, có thể là do khuyết tật vĩnh viễn hoặc quá trình chữa bệnh lâu hơn.
Có hai loại bảo hiểm tai nạn:
Bảo hiểm tai nạn theo luật định, bao gồm tai nạn trên đường đi làm và bảo hiểm tai nạn cá nhân như các tai nạn khi giải trí, trong thể thao và trong nhà.
Theo số liệu thống kê, 70% tai nạn xảy ra trong thời gian rảnh rỗi. Ở đây, mọi người nên cân nhắc nguy cơ cá nhân của mình và thậm chí đánh giá liệu bảo hiểm này là cần thiết hay không.
5. Bảo hiểm thương tật
Bảo hiểm này sẽ chi trả nếu người mua gặp phải thương tật và dẫn đến mất sức lao động. Đây còn được gọi là hưu trí khuyết tật nghề nghiệp. Người mua bảo hiểm nhận được một khoản tiền cố định hàng tháng để sinh sống.
Nhiều hợp đồng chi trả theo mức độ khuyết tật nghề nghiệp. Mức độ khuyết tật nghề nghiệp càng cao, mức chi trả càng cao.
6. Bảo hiểm hoàn trả phí du lịch
Bảo hiểm sẽ chi trả nếu như người mua không thể thực hiện chuyến du lịch vì nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi công việc, ốm đau, chửa đẻ hoặc gia đình có người mất, nếu như những nguyên nhân này có bao gồm trong hộ đồng.
Bảo hiểm sẽ chi trả một phần phí của chuyến du lịch nếu bị hủy bỏ.
Trong nhiều trường hợp, các nhà khai thác du lịch hoàn trả một phần chi phí đi lại đã được thanh toán.
7. Bảo hiểm quyền lợi
Người mua bảo hiểm này sẽ chi trả trong các vụ tranh chấp pháp lý về các vấn đề tư nhân, ví dụ như trong trường hợp thiệt hại, thủ tục, các vụ án hình sự hoặc tranh chấp trước Tòa án xã hội.
Bảo hiểm sẽ trả các chi phí cho thẩm định viên, nhân chứng, chuyên gia, luật sư và tòa án. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản là tranh chấp pháp lý có triển vọng thành công.
Đối với những trường hợp cố dẫn đến tranh chấp pháp hoặc các vụ kiện kéo dài không có triển vọng thắng sẽ không được chi trả.
8. Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản bảo đảm bồi thường cho các vật dụng hoặc đồ vật đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Cụ thể, là nguy cơ mất mát, hư hỏng và phá hủy được bảo hiểm. Đặc biệt quan trọng ở đây là trách nhiệm pháp lý, nội dung gia đình, cháy, nhà ở và bảo hiểm xe hơi.
9. Bảo hiểm trách nhiệm
Bảo hiểm trách nhiệm cá nhân trả tiền cho những thiệt hại do hành động liều lĩnh, thời điểm bất cẩn hoặc nghĩa vụ đã quên của chủ hợp đồng cũng như chịu trách nhiệm đối với mọi thiệt hại mà chủ hợp đồng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hoặc chịu trách nhiệm tài chính.
10. Bảo hiểm vật dụng gia đình
Bảo hiểm vật dụng gia đình bảo vệ đồ đạc của người sử dụng đối với thiệt hại vật chất và chi phí của chúng. Hầu hết các đồ vật trong nhà hoặc căn hộ đều được bảo hiểm chống lại nhiều nguyên nhân gây ra thiệt hại như trộm, hỏng bởi nước hoặc bị phá huỷ.
Bảo hiểm không chỉ thay thế các đồ vật bị đánh cắp, mà còn bao gồm những thiệt hại do vụ trộm gây ra.
Trong trường hợp có hỏa hoạn, hư hỏng do nước máy, bão hoặc mưa đá, bảo hiểm gia đình cũng phải trả thiệt hại.
11. Bảo hiểm hỏa hoạn
Nếu một ngọn lửa bùng phát trong tòa nhà, sức hủy diệt có thể phá hủy mọi thứ trong một thời gian ngắn. Lửa không chỉ phá hủy tòa nhà và các công trình cố định mà còn hủy hoại các vật dụng gia đình. Bảo hiểm hỏa hoạn bao gồm tất cả các gánh nặng tài chính, bao gồm cả chi phí thu xếp chỗ ở mới, chi phí cứu hỏa hoặc thiệt hại gây ra bởi nước dập tắt.
12. Bảo hiểm chung cư
Bảo hiểm chung cư cũng là một bảo hiểm hỏa hoạn nhưng phạm vi bồi thường sẽ rộng hơn. Bao gồm các thiệt hại do tràn nước, bão, mưa đá và thiệt hại do yếu tố tự nhiên.
Nó chịu trách nhiệm cho tất cả các chi phí phát sinh do thiệt hại, như dọn dẹp, thiệt hại thực tế cho tòa nhà hoặc chỗ ở bên ngoài.
Nguồn: Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...