Tôi đã sợ hãi và la hét. Nhưng thật kỳ lạ, cả những đứa trẻ và cha mẹ chúng đều không mảy may đoái hoài.
Thì ra, cha mẹ Đức quan tâm tới sự độc lập và tinh thần trách nhiệm ở con cái mình. Khi chơi ở công viên, họ không bận tâm tới việc những đứa trẻ đang làm gì bởi họ tin tưởng ở chúng. Họ đề cao phương pháp nuôi dạy con “không giới hạn”.
Không bắt con đọc sách
Các lớp mẫu giáo ở Berlin không quan trọng việc học hành và bổ sung kiến thức. Thực tế cả giáo viên và các bậc phụ huynh đều không khuyến khích con cái họ đọc sách và như vậy, khi vào lớp 1 chúng có thể bắt đầu học cùng nhau.
Thời gian ở nhà trẻ là để vui chơi và học những kiến thức về xã hội. Tuy nhiên kể cả những năm học cấp 1, việc học hành với cha mẹ và trẻ em Đức thực tế cũng không quá quan trọng.
Thông thường các trường sẽ dạy học trong nửa ngày và có 2 lần giải lao. Tuy nhiên, đừng nghĩ giải lao quá nhiều đồng nghĩa với nền giáo dục yếu kém. Theo nghiên cứu năm 2012 của Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế thì những đứa trẻ 15 tuổi người Đức có khả năng đọc, toán học và khoa học trên mức trung bình của thế giới, thậm chí cao hơn Mỹ - nơi trẻ em thậm chí phải chịu áp lực hơn.
Khuyến khích con chơi với… lửa
Thông báo của một trường cấp 2 ở Đức khiến tôi ngỡ ngàng. Họ đang thực hiện một dự án liên quan tới lửa. Họ yêu cầu phụ huynh và học sinh cùng thắp sáng những ngọn đuốc và đốt cháy mọi thứ, một cách thật an toàn. Điều này thật tuyệt vời bởi nó yêu cầu học sinh phải có kinh nghiệm thực tế và hiểu biết về sức mạnh của lửa.
Để con đi 1 mình
Hầu hết những đứa trẻ ở Đức đều tự đi tới trường hay qua nhà hàng xóm. Một số thậm chí còn đi tới nhà ga tàu điện một mình. Cha mẹ người Đức dĩ nhiên vẫn lo lắng về sự an toàn cho con cái nhưng vấn đề họ quan tâm là giao thông, tắc đường chứ không phải là bắt cóc.
Thực tế những vụ bắt cóc cực kỳ hiếm xảy ra ở Đức và việc đi lại mà không có sự giám sát của cha mẹ hay gọi theo từ ngữ của các nhà nghiên cứu là “đi lại tự do” thật sự rất tốt cho những đứa trẻ.
Tổ chức tiệc tùng vào đầu năm học
Một trong những người bạn Đức của tôi từng nói rằng có 3 sự kiện lớn nhất trong đời đó là Einschulung (bắt đầu lớp 1), Jugendweihe (khi trưởng thành) và lấy chồng hoặc vợ.
Tại Berlin, Einschulung là bữa tiệc lớn nhất ở trường học – được tổ chức vào thứ 7! Bữa tiệc có sự xuất hiện của Zuckertute – một vật hình nón có kích thước bằng một đứa trẻ chất đầy bút chì, đồng hồ và bánh kẹo. Sau đó, có một bữa tiệc nhỏ khác được tổ chức cùng gia đình và bạn bè.
Einschulung là một bữa tiệc mà trẻ em Đức rất mong đợi. Nó đánh dấu sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống của chúng với hy vọng tạo ra động lực để hăng hái tham gia vào việc học.
Jugendweihe được tổ chức khi đứa trẻ 14 tuổi. Nó như một lễ kỷ niệm, bữa tiệc và những món quà, nó đánh dấu cột mốc trưởng thành đầu tiên của đứa trẻ.
Khuyến khích con ra ngoài chơi mỗi ngày
Đúng như những gì người Đức nói: “Không có thời tiết xấu, chỉ có quần áo không phù hợp”. Giá trị của hoạt động vui chơi ngoài trời rất được coi trọng. Chính vì vậy không ngạc nhiên khi tại Berlin có vô số sân chơi.
Dù lạnh hay thời tiết u ám, cha mẹ Đức vẫn đưa con cái mình ra công viên hoặc khuyến khích chúng tự ra ngoài chơi.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...