Khác với ở VN, cảnh sát Đức cũng là nghề nghiệp như bao nhiêu người khác, những ai muốn vào nghề cảnh sát thì người đó phải có đủ điều kiện và tiêu chuẩn như sau:
- Tuổi từ 16 tới 27
- Cao 1m60 trở lên đối với nữ còn với nam thì phải 1m65 trở lên
- Không phạm tội hay đã từng phạm tội @ Quốc tịch Đức
- Có bằng lái xe
- Không xăm mình, xỏ khuyên tai hoặc đeo khuyên trên người
- Đã từng tập thể thao và có bằng bơi lội
- Lý lịch đã qua kiểm tra
- Đã tốt nghiệp trung học (Abitur )
Ngoài những điều kiện như đã kể trên, thì đặc biệt ai theo nghề này thường Parteilos ( không là thành viên của bất cứ đảng phái nào )
Nghề cảnh sát ở Đức thường hay về hưu sớm vì nhiều lý do khác nhau như: sức khỏe giảm sút, tâm lý không ổn định, bị thương tật..v.v.còn nếu không thì thông thường sẽ là 55.Những chuyện như sức khỏe, hưu trí thì tạm thời không đề cập tới, mà cái chính mà tôi muốn nói ở đây là sự phản ứng của cảnh sát khi có việc xảy ra.
Và đây cũng là vài câu chuyện mà tôi được biết hoặc chứng kiến để mọi người có thể hiểu thêm về phản ứng của cảnh sát Đức khi họ nhận được thông báo và cũng tùy vào sự việc để họ tới với lực lượng nào ? Hoặc bao nhiêu người để giải quyết sự việc.
Cách đây không lâu, một người hàng xóm gọi điện cho cảnh sát vì nghe tiếng trẻ con gào khóc trong nhà, chưa đầy 10 phút đã thấy tới hai xe cảnh sát và 7, 8 viên cảnh sát cao to lực lưỡng gõ cửa. Và khi thấy không có gì nghiêm trọng vì chỉ là trẻ con la hét thông thường khi mẹ chúng không đáp ứng chuyện gì đó cho chúng,lúc đó họ mới bỏ đi
Nơi tôi ở bên thi công đào được một trái bom nặng gần 100 kg, trái bom đó còn sót lại từ thời thế chiến thứ hai to đùng và gỉ sét. Khi nhận được tin báo, ngay lập tức đã có gần một chục xe cảnh sát tới, điều trước tiên là họ phong tỏa một số nơi và đưa tất cả người dân sống gần khu vực thi công di tản gấp.
Và sau đó là một đặc nhiệm chuyên về bom được trang bị từ đầu đến chân được đưa tới để xác minh tình trạng trái bom đó như thế nào,sau đó mới thận trọng đem đi để kích nổ nơi khác.
Một lần ở Hauptbahnhof Berlin, tôi và người bạn đang đi thì thấy một người đàn ông châu Á đang chạy khá nhanh để theo kịp đứa con trai 6 tuổi đang chạy phía trước.Thì chợt xuất hiện 2 người đàn ông mặc thường phục đưa thẻ cảnh sát và yêu cầu cho kiểm tra giấy tờ vì nghi ngờ người đàn ông này có vấn đề vì thấy anh ta chạy nhanh quá.
Đó chỉ là một vài phản ứng của cảnh sát đối với những trường hợp thông thường và không nghiêm trọng.
Còn nếu có khủng bố hay bắt những tên tội phạm nguy hiểm mà có vũ khí, thì lực lượng đặc nhiệm (Speziells Einsatz Kommando hay gọi tắt là SEK ) sẽ được điều tới khẩn cấp để bắt sống hoặc bắn bỏ nếu sự việc xảy ra theo chiều hướng xấu và nghiêm trọng.
Vậy mọi người đã có thể hình dung cũng như hiểu sơ qua về quá trình làm việc của cảnh sát ở Đức. Cho nên đó là lý do vì sao khi gặp sự cố hay bắt được tội phạm, thì người dân ở các nước Âu Mỹ thường gọi cảnh sát tới để giải quyết, vì thường họ tới khá nhanh và làm việc rất nhanh gọn.
Còn riêng tôi, đối với những người cảnh sát Đức thì tôi luôn có nhiều cảm tình đặc biệt vì họ luôn vui vẻ và làm việc rất chuyên nghiệp
Theo TÌM HIỂU VỀ CUỘC SỐNG NƯỚC ĐỨC
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...