Câu chuyện gây chấn động cả nước Đức và bài học hay cho người làm cha mẹ

Xảy ra tại nước Đức xa xôi nhưng câu chuyện dưới đây có thể sẽ thay đổi phương thức dạy con của nhiều bậc cha mẹ Việt. Hãy đừng bỏ qua vì nó tốt cho tất cả chúng ta.

Từ một câu chuyện cảm động cả nước Đức…

Vài năm về trước, nước Đức từng chấn động bởi câu chuyện xảy ra tại một nhà ga xe lửa.

1 1 Cau Chuyen Gay Chan Dong Ca Nuoc Duc Va Bai Hoc Hay Cho Nguoi Lam Cha Me

Cảnh tượng ngoạn mục xảy ra tại nhà ga năm ấy đã trở thành tâm điểm dư luận tại Đức trong suốt một thời gian dài. (Ảnh minh họa).

Những người đi trên hai chuyến tàu ấy không hề biết rằng, chỉ trước đó vài giây, tính mệnh của họ còn như chỉ mành treo chuông, càng không hay biết rằng đứa trẻ vừa ngã xuống đường ray bên cạnh vừa may mắn thoát chết trong gang tấc.

Những hình ảnh ấy đã may mắn lọt vào ống kính phóng viên. Sự việc xảy ra tại nhà ga cũng trở thành tiêu điểm của dư luận nước Đức.

Không ít người cho rằng, người cha trong câu chuyện nhất định phải là một nhân vật phi thường. Nhưng họ không hay biết rằng, người cha ấy thực tế chỉ là một nhân viên nhà ga bình thường, ngày ngày kiên trì làm đúng phận sự của mình, nhấn công tắc không bao giờ chậm dù chỉ một giây.

Một chi tiết khác khiến nhiều người càng kinh ngạc hơn chính là đứa bé trong câu chuyện từ khi sinh ra đã bị thiểu năng về trí tuệ. Khi trả lời phỏng vấn của báo chí nước này, người cha ấy từng nghẹn ngào tâm sự:

Ông từng nhiều lần nói với con rằng “Sau này lớn lên, công việc con có thể làm được quá ít. Vì thế, con nhất định phải nỗ lực để trở nên xuất sắc”. Nhưng con trai của ông chưa bao giờ hiểu được nhưng lời này, chỉ ngơ ngác nhìn cha.

Vậy mà, trong một giây đồng hồ định mệnh kia, đứa trẻ bị nhược trí ấy lại có thể nghe lời cha, kịp nằm xuống và thoát nạn trong gang tấc. Hóa ra, hai chữ “nằm xuống” là hiệu lệnh mà người cha thường dạy con mình trong những lúc chơi trò chơi.

… tới bài học sâu sắc về phương thức giáo dục con trẻ

Kỳ thực, phía sau câu nói “nằm xuống” ấy là cả một bài học về cách dạy con trẻ.

Dạy con “nghe lời cha mẹ, nhớ kỹ trong lòng, sau đó thực hiện một cách xuất sắc” là mong muốn của nhiều bậc phụ huynh, nhưng không phải ai cũng thực hiện được điều này.

Điểm mấu chốt nằm ở chỗ, những người làm cha làm mẹ chưa bao giờ tự đặt câu hỏi: Liệu những lời dạy hằng ngày của mình có thực sự hữu dụng đối với con cái? Bản thân mình đã thực hiện được điều đó trước khi dạy con hay chưa?

Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ thường tự làm trái lại với những điều mình dạy con trẻ.

Có phụ huynh cấm con chơi điện tử, nhưng hễ rảnh tay là lại giải trí bằng những trò chơi này ngay trước mắt con. Lại có những người dạy con cái phải hiếu thuận với cha mẹ lúc về ra, trong khi bản thân mình đối với những bậc thân sinh vẫn thường xuyên cáu giận.

1 2 Cau Chuyen Gay Chan Dong Ca Nuoc Duc Va Bai Hoc Hay Cho Nguoi Lam Cha Me

Hành động của cha mẹ có tác động rất lớn tới mức độ nghe lời của con cái. (Ảnh minh họa).

Người cha trong câu chuyện trên tuy chỉ là một nhân viên nhà ga bình thường, nhưng ông lại có ưu điểm là luôn làm tròn bổn phận của mình, không bao giờ chậm trễ dù chỉ một giây đồng hồ.

Những đức tính ấy đã ảnh hưởng nhiều tới người con của ông, ngay cả khi đứa bé sinh ra không may bị thiểu năng. Chính vì vậy, con trai ông không những kịp thời nghe hiệu lệnh “nằm xuống” của cha mà còn thực hiện nó một cách xuất sắc.

Đó không chỉ là kỳ tích đối với một đứa trẻ bị nhược trí, mà còn là sự thành công trong phương pháp giáo dục con cái của người cha trong câu chuyện.

Chúng ta thường nói, phía sau một đứa trẻ chính là gia đình. Điều đó đồng nghĩa với việc chỗ dựa phía sau của con cái chính là cha mẹ. Vậy mới nói, muốn dạy con cái điều hay lẽ phải, cha mẹ trước hết phải là những người thực hiện tốt những điều ấy.

Theo: soha.vn


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức