Chủ nhật 31/3/2024 đổi giờ mùa hè, thêm 1 tiếng

Chủ nhật 31/3/2024 đổi giờ mùa hè, thêm 1 tiếng

Ở Đức cứ ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Ba hằng năm vào lúc 2h00 sáng, kim giờ sẽ quay thêm 1 tiếng. Ngày Chủ nhật năm nay 31/3/2024, Đức và các nước châu Âu sẽ chính thức chuyển sang giờ mùa Hè. Cuộc sống sẽ bắt đầu sớm hơn thường lệ 60 phút.

1 Chu Nhat 3132024 Doi Gio Mua He Them 1 Tieng

Năm 1895, khi George Vernon Hudson (nhân viên bưu điện New Zealand, sinh tại Anh) phát minh ra việc đổi giờ mùa Hè - mùa Đông mà người châu Âu gọi là "Tiết kiệm thời gian ban ngày" (Daylight saving time).

Lịch sử

Một số người nói đến Benjamin Franklin như là người đầu tiên gợi ý về quy ước giờ mùa hè trong một bức thư gửi đến Tạp chí Paris. Tuy nhiên bức thư này chỉ muốn gợi ý mọi người nên dậy sớm vào mùa hè. Quy ước được nhắc đến lần đầu tiên một cách nghiêm túc bởi William Willett trong bài viết Waste of Daylight (Lãng phí ánh sáng ban ngày), xuất bản năm 1907, nhưng Quốc hội Anh đã chưa muốn thông qua quy ước này, dù Willett đã bỏ nhiều công sức vận động hành lang.

Quy ước giờ mùa hè được chính phủ Đức áp dụng khi xảy ra Đệ nhất Thế chiến khoảng từ 30 tháng 4 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Ngay sau đó, Anh Quốc cũng theo chân, bắt đầu từ 21 tháng 5 năm 1916 đến 1 tháng 10 năm 1916. Quy ước này cũng được áp dụng tại Pháp từ 1916 đến 1946, với sự không tương thích giữa vùng tự do và vùng bị Đức chiếm đóng.

Vào ngày 19 tháng 3 năm 1918 Quốc hội Hoa Kỳ đặt ra một số múi giờ và chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, có hiệu lực từ 31 tháng 3, cho những năm tháng tiếp theo của Đệ nhất Thế chiến (1918 đến 1919). Bộ luật này đã vấp phải nhiều phản đối từ nhân dân và đã bị rút lại sau đó.

Brasil bắt đầu áp dụng quy ước giờ mùa hè năm 1931, nhưng sau đó có những lần bãi bỏ.

Quy ước giờ mùa hè quay trở lại Mỹ ngày 9 tháng 2 năm 1942, như một biện pháp tiết kiệm tài nguyên trong thời chiến, để tham gia Đệ nhị Thế chiến. Khi chiến tranh sắp kết thúc, luật này lại được bãi bỏ vào ngày 30 tháng 9 năm 1945.

Ireland và Ý, rồi tiếp đến là đa phần các nước Châu Âu, đã bắt đầu tái áp dụng quy ước sau khi chiến tranh kết thúc. Tại Đức, từ 1947 đến 1949, quy ước còn được áp dụng đến 2 lần trong năm, với tên gọi Hochsommerzeit; các đồng hồ được chỉnh thêm một giờ nữa từ 11 tháng 5 đến 29 tháng 6.

Năm 1966 Mỹ ra Luật Thống nhất Thời gian yêu cầu toàn quốc áp dụng quy ước giờ mùa hè từ chủ nhật cuối cùng của tháng 4 đến chủ nhật cuối cùng của tháng 10 hằng năm. Khủng hoảng năng lượng 1973 khiến Mỹ phải bắt đầu giờ mùa hè sớm hơn vài tháng vào năm 1974 (chủ nhật đầu tiên của tháng 1) và 1975 (chủ nhật cuối cùng của tháng 2).

Cuộc khủng hoảng này cũng là nguyên nhân để Pháp chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè từ năm 1976. Toàn bộ Cộng đồng Châu Âu thực hiện việc đổi giờ mùa hè từ thập niên 1980.

Từ năm 1985, các tỉnh miền nam Brasil chính thức áp dụng quy ước giờ mùa hè, với ngày bắt đầu chỉnh đồng hồ thay đổi tùy vùng.

Năm 1986 Trung Quốc thử nghiệm quy ước giờ mùa hè. Cùng năm này Mỹ đổi ngày bắt đầu giờ mùa hè sang chủ nhật đầu tiên của tháng 4.

Vào thập niên 1990, Trung Quốc dần bãi bỏ quy ước giờ mùa hè và áp dụng giờ thống nhất toàn quốc không thay đổi.

Năm 1998, điều luật 2000/84/CE của Quốc hội Châu Âu và Hội đồng Châu Âu quy ước thống nhất lịch đổi giờ tại tất cả các nước thành viên.


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC