Một đứa trẻ từ khi được sinh ra ở Đức, người mẹ đã được nhận một khoản tiền tạm gọi là "Tiền con", đủ để chi trả cho các nhu cầu sinh hoạt từ tối thiểu nhất như bỉm, sữa lúc bé và lớn lên là bao gồm tất cả chi phí học tập. Chúng tôi thường gọi, đó là "những đứa trẻ hạnh phúc…".
Đức là nước có nền giáo dục hoàn thiện và linh hoạt. Ảnh IT
“Giấc mơ của người nhập cư là gì?”. Đây là một câu hỏi khó, bởi câu trả lời không chỉ có một. Nhiều người nói, trên bóng lưng của người nhập cư, không chỉ có nỗi lo nhọc nhằn tha hương, họ còn gánh cả những giấc mơ của nhiều thế hệ.
Chúng ta đã từng quá quen thuộc với những câu chuyện của người di cư. Đức cũng giống như ở nhiều quốc gia châu Âu khác, vẫn là điểm đến đầy khát khao của người di cư. Với hy vọng tìm đến miền đất hứa, những người di cư đã mạo hiểm mọi cung đường từ đường biển cho đến đường núi hay chỉ đơn giản là chạy qua biên giới sang nước láng giềng. Thế nhưng kết cục không phải lúc nào cũng như họ mong muốn.
Với những người may mắn đến được “miền đất hứa” bằng con đường hợp pháp, họ cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, nhọc nhằn mưu sinh và hòa nhập với xã hội.
Trong vô vàn khó khăn đó, may mắn thay, những đứa trẻ đi theo cha mẹ nhập cư, hoặc được sinh ra trên nước Đức đều được đảm bảo bằng một khoản trợ cấp xã hội được tính từ ngày đầu tiên chào đời cho đến cuối đời nếu muốn. Khoản trợ cấp xã hội này, khi còn bé sẽ được cha mẹ dùng để mua bỉm, sữa và các nhu cầu thiết thực cho đứa trẻ.
Đến tuổi đi học, đứa trẻ bắt buộc phải đi học mẫu giáo. Trẻ con ở Đức học mẫu giáo sẽ được chia thành 2 khóa, gồm khóa lớn và khóa bé. Riêng khóa lớn sẽ học một chút kỹ năng để vào đời và vào lớp 1. Cuối mẫu giáo, các bé sẽ có một cuộc sát hạch nhỏ để vào lớp 1, kỹ năng bao gồm, khả năng tập trung và khả năng ngồi lâu của một đứa trẻ. Nếu qua được cuộc sát hạch, bé sẽ lên lớp 1.
Vào lớp 1, khoản “Tiền con” mà người mẹ đang nhận được hàng tháng từ Chính phủ Đức (khoảng 1.400 Euro) sẽ bao gồm tiền sách vở (bố mẹ tự mua), tiền ăn trưa, trường học không thu bất kỳ khoản tiền phí nào. Trẻ con ở Đức từ lớp 1-4 (6 đến 9 tuổi) học rất nhàn, khoảng 4 giờ/ ngày và chủ yếu là chơi. Buổi sáng các bé thường học các môn chính, buổi chiều sẽ là thời gian trẻ con phải chơi ở Hort hay Schulhort. Tại đây có đầy đủ các phòng, từ phòng ngoại ngữ, vẽ tranh, cờ tướng, phòng sáng tạo, phòng đọc, học, thể thao…
Mỗi đứa trẻ được tự do lựa chọn phòng phù hợp với sở thích, năng khiếu và sẽ có người hướng dẫn để tìm ra khả năng của từng cháu từ đó nhà trường sẽ có những bước đào tạo nhẹ nhàng.
Tất cả các hoạt động này đều không thu bất kỳ khoản phí nào. Các bé sẽ được chơi tối thiểu đến 15 giờ và tối đa là đến 18 giờ. Các bé trước khi ra về sẽ có tờ giấy ký nhận bàn giao từ các cô giáo và những cô ở Hort sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các bé. Trẻ em Đức sẽ học như thế đến hết lớp 4 sẽ có thang điểm để các bé và cha mẹ chọn trường vào cấp 2.
Điều thú vị, ở Đức cũng có trường chuyên và trường chuyên cũng có nhiều loại như: Chuyên toán, lý, văn, khoa học, thiên văn, vẽ, thể thao, âm nhạc. Còn các trường không chuyên thì chương trình học nhẹ nhàng hơn một chút và cũng học tất cả các môn như nhau, nhưng đến lúc muốn vào đại học phải học thêm lớp 13. Đối với những học sinh không muốn vào đại học thì có thể lựa chọn học nghề, bởi cả hai hệ thống giáo dục đều không mất tiền học phí. Tuy nhiên, theo các thống kê xã hội ở Đức, tỷ lệ người Đức theo học nghề nhiều hơn vào đại học vì thu nhập gần ngang nhau.
Giáo dục ở Đức, cấp học càng lên cao thì độ khó càng cao và tính kỷ luật là một trong những ưu tiên hàng đầu trong đào tạo nghề nghiệp ở Đức. Nền giáo dục của Đức được xem là nền giáo dục mang tính thực tiễn, lý thuyết và thực hành luôn được xem quan trọng như nhau. Ngay từ khi học cấp 3, các công ty đã có các chương trình tuyển dụng trả lương cho học sinh hàng tháng và học xong có thể vào công ty làm việc luôn. Tuy nhiên, đối với những học sinh không đáp ứng được công việc thì coi như công ty đó đầu tư sai.
Khi trưởng thành, một người Đức nếu không lựa chọn học nghề hay học đại học, lớn lên không làm gì thì sẽ được nhận một khoản tiền trợ cấp xã hội khoảng 1400 euro/tháng đủ chi trả tiền nhà, tiền ăn, tiền bảo hiểm.
Nói nôm na, nếu được sinh ra ở Đức, là người Đức thì nước Đức sẽ bảo hộ cho đến chết. Còn nếu là con cái của người nhập cư vào nước Đức bất hợp pháp thì họ cũng sẽ được đưa đến các khu cư xá ở tập trung và tại đây cũng có tiền để sinh sống, trẻ con cũng được đi học như bình thường, nhưng số tiền này chỉ vừa đủ để sinh sống và bảo hiểm, không có dư thừa.
Nhưng không phải người nhập cư nào cũng sẵn lòng đón nhận khoản tiền trợ cấp xã hội hay “Tiền con” cho con cái của họ. Đối với những người nhập cư vào Đức có công việc ổn định, thu nhập cao, họ vẫn lựa chọn tự đóng tiền cho con cái đi học với mức học phí khoảng 4.000 euro/ tháng để giảm các khoản đóng thuế.
Quay trở lại với câu chuyện giáo dục,
Ngoài ra, theo Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức, vì không mất tiền học phí, sinh viên quốc tế học tập tại quốc gia này thường chi khoảng 800 USD (khoảng 18 triệu đồng) mỗi tháng, bao gồm: 334 USD tiền thuê nhà, 205 USD tiền thực phẩm, 52 USD tiền quần áo, 115 USD tiền giao thông, 38 USD tiền điện thoại, Internet, 25 USD tiền tài liệu học tập và 75 USD tiền giải trí.
Chính vì bởi chính sách “không học phí”, nước Đức không chỉ tạo ra “những đứa trẻ hạnh phúc”, những “công dân hạnh phúc” mà còn thu hút được rất nhiều lao động tay nghề cao và chất xám từ những người nhập cư để phát triển kinh tế đất nước.
Thiết nghĩ, chính sách “không học phí” cần phải được tất cả các quốc gia áp dụng để thế giới này sẽ có thêm nhiều đứa trẻ hạnh phúc. Riêng đối với Việt Nam, theo ghi nhận, trong năm học 2022-2023, cả nước đã có 7 tỉnh, thành phố thông báo miễn giảm học phí cho học sinh, gồm: Quảng Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bắc Kạn và Hải Phòng. Đó là một tín hiệu rất đáng mừng!
Tác giả Phan Văn Giang- từ CHLB Đức
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...