Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại Đức

Nước Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ tư trên Thế Giới (theo World Bank) với các thương hiệu mạnh như Audi, BMW, Volkswagen, Bosch, Siemens, Daimler … Đây cũng là một thị trường việc làm sôi động.

Thị trường lao động tại Đức

Nước Đức chưa bao giờ rơi vào “khủng hoảng thiếu” nguồn nhân lực như hiện nay. Có thể nói nước Đức là một thị trường lao động lớn, nhiều cơ hội. Hơn thế nữa khả năng tiếp cận cơ hội làm việc tại Đức công bằng cho cả người lao động nước ngoài và lao động Đức. 

Thế nhưng nước Đức cũng là một thị trường việc làm khó tính, đòi hỏi rất cao về năng lực và sự chuyên nghiệp. Nên cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp tại Đức chỉ dành cho người thực sự xứng đáng.

Nếu bạn chỉ thích hưởng thụ hay “đi tắt đón đầu” thì nước Đức không phải là thiên đường dành cho bạn.

Cơ hội việc làm tại Đức sau tốt nghiệp thế nào?

Có thể nói cơ hội làm việc tại Đức luôn rộng mở. Nền kinh tế đa dạng ngành nghề và lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa với việc nước Đức luôn phải gia tăng sản xuất. Trong khi đó lực lượng lao động người Đức ngày càng “già hóa”, không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nước Đức buộc phải tuyển dụng người lao động nước ngoài. 

 

 

 

1 1 Co Hoi Viec Lam Sau Khi Tot Nghiep Tai Duc

Cơ hội việc làm tại Đức sau tốt nghiệp thế nào?

Cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp tại Đức chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo nghề, trường đại học, học viên người nước ngoài có thể ứng tuyển vào các tập đoàn, nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn … trên toàn nước Đức.

Nhà tuyển dụng Đức cũng không phân biệt lao động người bản xứ hay lao động nước người ngoài. Người lao động nước ngoài được hưởng chế độ đãi ngộ như lao động người Đức.

Theo công bố của Cơ quan Lao động Liên bang Đức, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức trong năm 2019 có thời điểm được ghi nhận ở mức 4,9%. Đây là mức thấp nhất kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990.

Hiện nay một số ngành nghề có nhu cầu lao động cao tại Đức như điều dưỡng, nhà hàng – khách sạn … 

Một số kinh nghiệm khi tìm việc tại Đức

Chia sẻ với các bạn một vài kinh nghiệm thực tế từ quá trình sinh sống, học tập và làm việc tại Đức của chúng tôi. Cùng theo dõi nhé!

  • Các trụ sở, nhà máy của các tập đoàn lớn tại Đức thường đặt tại Tây Đức và Nam Đức. Do đó, cơ hội làm việc sau khi tốt nghiệp tại Đức cũng như mức lương của người lao động ở phía Tây và Nam thường cao hơn ở Đông Đức. 
  • Ở Đức cũng có các kênh tuyển dụng, tìm kiếm việc làm trực tuyến giống như Vietnamwork hay Careerbuilder tại Việt Nam. Bạn có thể tham khảo các kênh như:
  • Monster: https://www.monster.de/
  • Stepstone: https://www.stepstone.de
  • Job Scout 24: https://www.jobs.de/?cbRecursionCnt=1

 

Với mỗi kênh tuyển dụng này bạn có thể đăng tải CV, nhận thông báo việc làm qua email, tìm kiếm những công việc mới nhất trong ngày, lọc tìm cơ hội ưng ý để làm việc sau khi tốt nghiệp tại Đức …

  • Chuẩn bị CV và Cover Letter với cấu trúc rõ ràng, ngắn gọn, đơn giản, tập trung vào các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng các hình ảnh minh họa chuyên nghiệp để làm nổi bật các thành tích tốt của bạn. Những chỉ số chưa xuất sắc lắm hãy để ở một vị trí khiêm tốn hơn. 
  • Thị trường lao động Đức bên cạnh năng lực và sự chuyên nghiệp còn đòi hỏi tính kỷ luật và cẩn thận rất cao. Hãy thường xuyên rèn luyện các đức tính này để làm việc tại Đức thực sự trở thành thiên đường với ban.
  • Bằng cấp là điều kiện cần để được xét hồ sơ nhưng kinh nghiệm là điều quan trọng để quyết định bạn có được nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp tại Đức hay không. Lời khuyên là bạn nên tích lũy kinh nghiệm ngay khi còn đang đi học bằng cách đi làm thêm

Nhưng làm thêm như thế nào? Hãy lựa chọn những công việc liên quan đến ngành học để làm thêm. Ví dụ nếu học marketing hãy làm thêm tại các hội chợ thương mại, các nhà hàng, khách sạn…; còn nếu bạn học ngành kỹ thuật, hãy làm thêm ở một xưởng chế tạo máy, một công ty sản xuất …

Bằng cách này, bạn sẽ tăng thêm “giá trị” cho kinh nghiệm làm việc tại Đức của mình.

Điều quan trọng nhất chính là hãy rèn luyện một thái độ tích cực, một tinh thần sẵn sàng học hỏi. Hãy tự tin vào khả năng và giá trị của mình.

Và đừng quên kết nối chặt chẽ với cộng đồng người Việt tại Đức.


© 2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC