Thêm vào đó chúng ta còn gặp phải sự bất đồng về ngôn ngữ nữa. Đó chính là những rào cản đầu tiên bạn sẽ phải đối mặt.
Nhanh chóng hòa nhập cuộc sống tại Đức
Trong suốt quá trình học tập
Hiệp hội sinh viên sẽ hỗ trợ bạn trong suốt quá trình học tập bằng các dịch vụ khác nhau. Họ cung cấp nhà ở cho các bạn sinh viên với giá cả phải chăng. Bạn sẽ được nhà ăn sinh viên và các quán căng tin cung cấp một chế độ ăn uống lành mạnh với giá cả hợp lý.
Trong cả quá trình học tập sinh viên sẽ nhận được nhiều lời khuyên và thông tin hữu ích, đấy cũng là điểm mạnh của từng hiệp hội sinh viên. Tư vấn xã hội cũng thuộc dịch vụ trên, nhiều hiệp hội hỗ trợ cả việc tư vấn tâm lý cho sinh viên trước mỗi kỳ thi.
Gia hạn giấy phép cư trú
Những sinh viên quốc tế không đến từ EU hoặc EWR theo luật buộc phải gia hạn giấy phép cư trú.
Những ai có thị thực nhập cảnh vào Đức và muốn lưu trú dài hạn trong mọi trường hợp cần phải có giấy phép cư trú. Ngay cả sinh viên đến từ các nước khác cũng phải đệ đơn xin cư trú ở Đức. Sở ngoại kiều là nơi chịu trách nhiệm cho việc đó.
Sinh viên đến từ các nước trong khối EU, trong khu vực kinh tế chung EU và từ Thụy Sỹ không cần có giấy phép cư trú. Tuy nhiên họ phải chứng minh được rằng mình có bảo hiểm y tế và có thể tự chi trả việc học.
Để có được giấy phép cư trú bạn cần phải có giấy chứng nhận đăng ký học tại một trường đại học, thông báo tại sở tạm trú, chứng minh tài chính và bảo hiểm y tế hợp lệ. Giấy phép cư trú cũng giống như visa. Đối với sinh viên quốc tế, giấy phép cư trú còn có thể giúp xin học một khóa học tiếng hay học đại học. Với giấy phép cư trú, bạn có thể biết mình được làm thêm bao nhiêu tiếng một tuần. Đối với sinh viên đang học dự bị hoặc đang chuẩn bị cho kì thi học tiếng, bạn chỉ được phép làm việc trong kỳ nghỉ.
Học tập và làm việc
Bên cạnh việc học, các bạn sinh viên cũng chọn đi làm thêm để trang trải chi phí học tập và tích lũy thêm kinh nghiệm. Theo một cuộc khảo sát mới đây nhất của hiệp hội sinh viên Đức, tổng cộng có khoảng 2/3 sinh viên đi làm thêm khi còn đang học đai học.
Ngay cả đối với sinh viên quốc tế, đi làm thêm cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, đối với các bạn sinh viên không đến từ EU hoặc EWR, các bạn sẽ bị giới hạn thời gian làm việc tại Đức.
Có hai cảnh báo đối với bạn:
– Ai mà làm việc nhiều và trái chuyên ngành sẽ phải kéo dài việc học. Những người đó nên tận dụng thời gian nghỉ học kỳ để làm việc.
– Thị trường lao động dành cho sinh viên ngày càng khó khăn, nhu cầu về cung cũng giảm xuống.
Thời gian rảnh
Những bạn sinh viên mới nhập học có thể nhanh chóng cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Vì thế, các bạn cần nhanh chóng làm quen với một vài bạn học dễ mến, đơn giản nhất là ngay khi học kỳ bắt đầu, bởi lúc đó có nhiều sinh viên mới và cũng đang muốn làm quen. Ngay cả khi bạn có quá nhiều vấn đề trong năm học mới, bạn cũng nên đầu tư chút ít thời gian kết giao các mối quan hệ và tìm những niềm vui với những người bạn.
Hoạt động giải trí của hội sinh viên
Nhiều hội sinh viên thường có các hoạt động vui chơi giải trí và tổ chức các hoạt động như tiệc tùng, thể thao, các trò chơi buổi tối… Một vài hiêp hội còn có riêng cả phòng văn hóa, nhóm kịch, khóa nhiếp ảnh và hội họa ….và cung cấp không gian và trang thiết bị cho các sự kiện.
Những hoạt động giải trí của các bạn du học sinh việt tại Đức
Câu lạc bộ quốc tế của các trường đại học
Không chỉ một dịch vụ, mà nhiều trường còn có cả câu lạc bộ quốc tế của các cơ quan hàn lâm dành cho sinh viên nước ngoài. Những câu lạc bộ này thường tổ chức các hoạt động giao lưu, xem phim, thăm quan bảo tàng hay triển lãm, tiệc tùng, các tour du lịch thành phố và cơ hội du ngoạn để mọi người khắp nơi trên thế giới làm quen với nhau.
Hoạt động thể thao
Hoạt động thể thao thường được tổ chức tại nhiều trường đại học. Có hơn 170 trường là thành viên của Hiệp hội thể thao các trường đại học Đức (ADH). Hoạt động này hướng vào sinh viên, giảng viên và công nhân viên các trường đại học, và đưa vào các lớp học thể dục thể thao cho từng người từ các môn thể thao phổ biến đến các môn thể thao cạnh tranh cho vận động viên. Mức giá thường vừa phải. Có một vài khóa rất được yêu thích và sớm hết chỗ, bạn hãy tìm hiểu thời hạn đăng ký.
Ban nhạc của trường
Hầu hết các trường đại học của Đức đều có một ban nhạc hoặc một dàn hợp xướng. Bạn thích chơi một nhạc cụ hay thích hát? Bạn sẽ tìm thấy một vị trí thích hợp trong ban nhạc hoặc dàn hợp xướng. Dàn nhạc và hợp xướng thường cạnh tranh nhau trong chương trình âm nhạc được tổ chức tại trường học và theo quy định mỗi học kỳ sẽ có một buổi hòa nhạc trọn tối. Bạn có thể thỏa sức theo đuổi niềm yêu thích của mình.
Trao đổi ngôn ngữ “hai bên cùng có lợi”
Một cơ hội tốt để mở rộng kiến thức ngôn ngữ và kết bạn chính là trao đổi ngôn ngữ theo kiểu „hai bên cùng có lợi“. Hai người với ngôn ngữ bản địa khác nhau cùng làm việc, để học hỏi lẫn nhau. Cả hai đều là thầy giáo và học sinh. Bạn không nhất thiết phải nói đúng ngữ pháp hay làm đầy đủ các bài điền từ. Bạn có thể gặp nhau tại quán rượu, uống một ly cafe và trò chuyện hàng giờ bằng một ngôn ngữ và sau đó là ngôn ngữ khác, ví dụ thảo luận về một cuốn sách hay một bộ phim, hoặc nấu ăn chung…Hội sinh viên, văn phòng quốc tế, trung tâm ngôn ngữ của trường sẽ là cầu nối cho các bạn.
Theo amec
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...