Người dân ở đa số các nước châu Âu đeo nhẫn đính hôn ở tay phải, và sau khi thành hôn thì họ chuyển sang đeo nhẫn cưới ở tay trái. Riêng tại Đức, Áo và Thuỵ Sỹ (vùng nói tiếng Đức), người ta đeo nhẫn đính hôn ở tay trái và sau khi cưới thì đeo nhẫn cưới ở tay phải.
Theo đài truyền hình ARTE, không có lời giải thích rõ ràng cho việc này. Một số vị giám mục cho rằng từ trước tới nay, người theo đạo Tin lành đeo nhẫn cưới tay trái, còn người theo đạo Thiên chúa đeo nhẫn cưới tay phải, vì trong Kinh thánh có đoạn nói phía bên phải tượng trưng cho cái thiện. Lập luận này tỏ ra thiếu thuyết phục vì các tín đồ Thiên chúa giáo ở các nước khác lại đeo nhẫn cưới ở tay trái.
Có ý kiến khác cho rằng, việc đeo nhẫn tay trái bắt nguồn từ người La Mã vốn coi ngón áp út trái là "ngón tay vàng" ; bản thân người Hy Lạp cũng dùng chính ngón tay này để pha chế dược liệu. Tuy nhiên đến thế kỷ thứ 9 thì người Đức chuyển sang đeo nhẫn tay phải cho hợp với nghi thức hành lễ của các thầy tu, vốn coi việc đeo nhẫn ở ngón áp út phải sẽ kết linh họ với quyền lực siêu nhiên của Đức Chúa. Nhưng đây cũng chỉ là giả thuyết.
Cũng có ý kiến giải thích rằng, việc đeo nhẫn cưới ở tay phải là tay thuận của đa số mọi người sẽ làm người ta có ý thức hơn về sự chung thuỷ. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là nếu người ta thuận tay phải thì việc đeo nhẫn tay phải cũng khá là bất tiện và phiền phức (nhẫn cưới có thể bị tuột, xước, va chạm khi viết, hay khi bê, kéo, nâng, vác đồ đạc...).
Luồng ý kiến cuối cùng thì cho rằng, đa số người châu Âu đeo nhẫn tay trái vì họ nghĩ rằng "mạch máu tình yêu" nối tay trái với trái tim ; người Đức đeo nhẫn tay phải cũng với chính lý do trên. Không phải là người Đức không có lý, vì chẳng hạn khi chào cờ, thường người ta hay đặt bàn tay phải lên ngực hơn là bàn tay trái. Tuy nhiên, điều đó chỉ muốn nói lên rằng, dù là "mạch máu tình yêu" hay "phần thiện của con người" thì cũng chỉ là cách diễn giải mà thôi. Cùng là "bên phải", nhưng nếu lần lượt nhìn từ phía trước và phía sau thì sẽ cho ra kết quả trái ngược.
Một điểm lưu ý nữa là nếu để ý kỹ khi quan sát những người Đức am hiểu lễ nghi thì nhìn từ đằng sau, đàn ông bao giờ cũng đi bên trái phụ nữ. Trong khi đó, ở Pháp cùng các nước châu Âu khác, đàn ông bao giờ cũng đi bên phải người phụ nữ.
Tuy nhiên, theo giới chức một số địa phương ở Đức thì việc đeo nhẫn cưới tay phải hiện nay tuy vẫn phổ biến những không còn là bắt buộc nữa, đặc biệt trong bối cảnh nhiều người Đức kết hôn với người nước ngoài.
Sưu tầm
© 2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...