Điều kiện nhập quốc tịch
Phải tự đệ đơn nhập quốc tịch, nếu dưới 16 tuổi sẽ do cha mẹ hoặc người giám hộ thay mặt. Đơn xin nhập quốc tịch, các mẫu hồ sơ, và xin hướng dẫn tư vấn tại Sở xét nhập quốc tịch (Einbürgerungsbehörde), thông thường thuộc Sở Ngoại kiều ở các thành phố lớn hoặc nằm trong ủy ban các huyện. Để được nhập quốc tịch phải hội đủ các điều kiện sau:
– Tám năm lưu trú hợp pháp liên tục ở Đức.
– Hiện đang mang giấy phép tạm trú (Aufenthaltserlaubnis) hay thường trú (Niederlassungserlaubnis) của Đức hoặc của EU.
– Thừa nhận Hiến pháp Đức.
– Đảm bảo cuộc sống không hưởng tiền trợ cấp xã hội theo điều §2 hoặc điều §12 Bộ luật Xã hội.
– Hiện không bị truy cứu hình sự.
– Có kiến thức tiếng Đức.
– Đạt kỳ kiểm tra nhập quốc tịch (Einbürgerungstest).
– Bỏ quốc tịch gốc.
Các điều kiện trên không phải bắt buộc hoàn toàn, có thể có những chiếu cố hay ngoại lệ. Mặt khác nhiều trường hợp từ chối nhập quốc tịch bị toà án bác bỏ, nhưng vẫn bị các cơ quan xét duyệt „quên“ áp dụng.
Những hồ sơ giấy tờ cần thiết (cả bản gốc lẫn bản phô tô, bản dịch công chứng)
Cơ quan xét nhập quốc tịch thường yêu cầu nộp, tùy từng đối tượng:
– Hộ chiếu có dán tem lưu trú.
– Lý lịch trích ngang viết tay về quan hệ gia đình, anh chị em, quá trình đào tạo và công tác.
– Chứng nhận có và thôi quốc tịch cũ (nếu có).
– Chứng nhận quốc tịch của vợ/chồng.
– Chứng nhận không mang quốc tịch của quốc gia gốc do đại sứ quán nước đó cấp, nếu thuộc diện không quốc tịch.
– Công nhận tỵ nạn (nếu có).
– Ảnh chứng minh thư.
– Giấy khai sinh.
– Giấy kết hôn.
– Giấy khai sinh vợ/chồng và con (nếu cùng nhập quốc tịch).
– Giấy ly hôn (nếu có).
– Chứng tử vợ/chồng (nếu rơi vào trường hợp đó).
– Quyết định quyền nuôi con (nếu ly hôn, và con nhập quốc tịch cùng).
– Giấy công nhận con nuôi (nếu nhập quốc tịch cùng).
– Phiếu chi trả tiền góp nuôi con (nếu ly dị).
– Học bạ 4 năm cuối cùng hoặc bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận đang học (nếu là học sinh).
– Bằng tiếng Đức tối thiểu B1.
– Bằng kiểm tra kiến thức nhập quốc tịch.
– Bằng đào tạo nghề hoặc đại học (nếu có).
– Chứng nhận bảo hiểm xã hội, hưu trí và sức khoẻ.
– Hợp đồng lao động 8 năm gần nhất, và hợp đồng hiện tại của vợ/chồng.
– Chứng nhận thu nhập 3 tháng gần nhất của cả vợ lẫn chồng.
– Giấy báo bảo hiểm hưu trí.
– Quyết định cấp Hartz IV và giấy thoả thuận với Sở Lao động (Eingliederungsvereinbarung).
– Các quyết định tiền cha mẹ, tiền Bafög.
– Hợp đồng nhà ở.
– Đối với người tự kinh doanh, hành nghề: Giấy đăng ký kinh doanh, quyết định thuế của năm trước, chứng nhận thu nhập của năm hiện tại, chứng nhận bảo hiểm sức khoẻ cùng chứng từ trả tiền, chứng nhận bảo hiểm hưu trí, nghề nghiệp cùng chứng từ trả tiền.
Ngoài những hồ sơ trên, còn phải ký vào gần chục văn bản mẫu in sẵn, gồm: Đơn xin nhập quốc tịch, tuyên bố từ bỏ quốc tịch gốc, đồng ý trong quá trình xét duyệt nếu thất nghiệp hưởng Hartz IV sẽ ngưng nhập quốc tịch (Kenntnisnahme), tuyên bố không bị truy tố hình sự trong nước (Erklärung), đồng ý trả tiền lệ phí (Kostenvorschuss), đồng ý cho thu thập dữ liệu về vợ/chồng mình (Einwilligung des Ehegatten), đồng ý hợp tác với cơ quan mật vụ (Unterrichtung über die Mitwirkung des Landesamtes für Verfassungsschutz), đồng ý cho điều tra dữ liệu nhân thân (Einwilligung…), cam đoan về đơn xin nhập quốc tịch, thông báo xử lý dữ liệu nhân thân.
Dr. Nguyễn Sỹ Phương
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...