Du học , tiếp cận môi trường học tập hiên đại của những nước phát triển trên thế giới là niềm mơ ước của biết bao sinh viên mà không phải ai cũng có may mắn có cơ hội.
Vậy mà, một bộ phận không nhỏ du học sinh tại Cộng Hoà Liên Bang Đức lại luôn trung thành với khẩu hiệu: # Học không chơi phí hoài tuổi trẻ # .
M. Tùng, sang Đức đã được gần ba năm, đến nay vẫn chưa có được bằng tiếng Đức để vào học Đại Học. Học Đại Học Quản trị Kinh Doanh tại Hà nội được gần hai năm, M. Tùng được mẹ đồng ý cho sang Đức du học. Háo hức cho con sang đoàn tụ với bao hy vọng tràn trề, giờ đây, mẹ Tùng chỉ còn chờ ngày người ta trục xuất con trai mình về nước.
Sang Đức gần ba năm, M. Tùng chỉ ngày ngày tụ tập với đám bạn người Việt. Cũng đăng ký học khoá học tiếng Đức , nhưng M. Tùng lên lớp chỉ bữa đực, bữa cái. Hiếm khi thấy Tùng ngồi học trọn trên lớp cả buổi học tiếng. Thường thì cậu thường lẻn về khi đến giờ giải lao, hoặc bỏ học, ở nhà hay đến nhà bạn chơi.
Thời khoá biểu một ngày của Tùng là: Ăn -Ngủ-và Chơi, chẳng còn chỗ cho việc học tập. Sáng 12h dậy, ăn điểm tâm xong, cậu rong ruổi đến nhà bạn chơi. Có hôm, ăn uống, chơi ở đó đến khuya. Nhưng tất nhiên, bao giờ cậu cũng về nhà trước giờ mẹ đi làm về.
Sức học kém và lười học, Tùng không thể thi được kỳ kiểm tra của khoá học tiếng. Chán nản, Tùng lại càng bỏ học liên miên. Càng bỏ học lại càng không hiểu bài. Không hiểu bài thi không đỗ. Lại chán. Cứ thế, cái vòng luẩn quẩn cứ bám riết lấy Tùng.
Mẹ Tùng làm bồi bàn cho một quán ăn người Việt. Mẹ Tùng đi làm từ 10h30 sáng đến tận 12 giờ đêm mới về đến nhà. Thời gian giành cho con không nhiều,nên mẹ Tùng luôn nhắc nhở con về việc học tập. Mỗi lần dặn con, thấy Tùng chỉ vâng dạ, rồi nhiều lần, đi làm đêm về đến nhà, thấy Tùng vẫn cặm cụi bên máy vi tính, bà tưởng con đang học nên cũng yên tâm. Nhưng bà đâu biết, Tùng thức khuya chỉ để Chat với bạn bè hay chơi Game, xem phim trên mạng.
Đến hôm nay, cầm giấy trục xuất của Sở Ngoại Kiều, bà mới vỡ lẽ. Con bà đã rời xa vòng tay bà từ bao giờ. Nói là lên lớp đấy, nhưng thực chất là Tùng thường đến nhà bạn chơi. Đến bài kiểm tra thường kỳ của lớp học tiếng, Tùng còn không qua được chứ nói gì đến bài thi DSH .(DSH - Kỳ thi tiếng để vào học Đại Học tại Đức.)
Cũng đang trong tình trạng chờ trục xuất như M. Tùng, Ngọc Diệp giờ ân hận cũng đã quá muộn. Sang Đức hai năm, đăng ký học tiếng để thi DSH, Ngọc Diệp cũng chẳng mấy khi có mặt trên lớp. Lý giải cho việc này, Diệp bảo: "Mình lên lớp, thầy nói cũng chẳng hiểu gì, thà ở nhà tự học còn hơn. Lại còn đỡ mất thời gian đi lại"???
Nói thì nói thế nhưng hàng ngày, cô chịu khó ngủ đến trưa. Ăn xong ra phố xem đồ, rồi đi chợ, rồi mua sắm đến chiều. Về nhà, sẵn có Internet, cô đọc thư, xem báo chí.... 24 tiếng một ngày đối với cô trôi qua quả là dễ chịu.
Rồi từ khi có bạn trai, giờ học tiếng không bao giờ xuất hiện trong thời khoá biểu hàng ngày của cô.
Giờ thì tất cả đã quá muộn. Hai năm học tiếng cho sinh viên ngoại quốc đã qua, không có bằng DSH, cô chỉ còn biết chờ ngày về nước.
May mắn hơn Tùng và Diệp, Đức Trọng đã đậu vớt trong kỳ thi DSH của trường. Giờ là Sinh Viên Đại Học nhưng học đến học kỳ thứ 7 rồi mà Trọng vẫn chưa đỗ một môn kiểm tra hay môn thi học kỳ nào. Trọng tâm sự: " Đỗ DSH đã là quá may mắn với em. Nhưng giờ vào học, thấy còn khó gấp nhiều lần. Cứ tình hình này, chẳng biết đến bao giờ em mới ra được trường !"
Nguyên nhân là đâu?
Dù rất buồn nhưng mẹ Tùng cũng phải công nhận, bà đã không lượng sức cho con trai mình. Ngay từ hồi còn ở Việt Nam, với mong muốn cho con trai sang với mình, bà đã gửi tiền về để chạy cho con được vào Đại Học. Trường gì cũng được, miễn là bên Đức công nhận là đủ. Là Sinh Viên của truờng Quản trị Kinh Doanh HN, Tùng đi học như đi chơi. Sẵn có tiền mẹ gửi về, cậu thường xuyên tụ tập bè bạn.
Ngọc Diệp cũng vậy. Chật vật lắm cô mới thi đỗ trường Đại Học Dân lập Phương Đông để có đủ điều kiện sang Đức du học.
Với sức học kém và lười, Tùng, Diệp hoặc ngay cả với Trọng cũng không thể theo nổi học chương trình học tại Đức. Phương pháp dạy và học tại đây luôn đòi hỏi mỗi Sinh Viên phải biết tự tìm tòi, nghiên cứu. Sống trong môi trường tự giác thì Sinh Viên càng cần kỷ luật với bản thân mình hơn.
Du Học không phải là tất cả và cũng không phải là con đường duy nhất đến được với thành công. Hãy tự lượng sức mình nếu không muốn tự mình chuốc lấy những thất bại cay đắng !
Khánh Huyền.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...