Được và mất khi nhập quốc tịch Đức

Được và mất khi nhập quốc tịch Đức

Nhập quốc tịch, nghĩa là trở thành công dân Đức, và trên nguyên tắc bị mất quốc tịch Việt Nam.

1 1 Duoc Va Mat Khi Nhap Quoc Tich Duc

Về lợi ích, người nhập quốc tịch sẽ được hưởng mọi quyền lợi của công dân Đức, nhưng mất mọi quyền lợi nhà nước Việt Nam dành cho họ và những quyền lợi nước Đức dành riêng cho người nước ngoài sống ở Đức. Về mặt nghiã vụ, không phải thực hiện các nghĩa vụ ở Việt Nam, nhưng phải thực hiện nghĩa vụ công dân Đức.

Lợi ích

– Được phép bầu cử và ứng cử các cơ quan dân cử điạ phương, Tiểu bang, Liên bang và Nghị viện châu Âu. Sống ở Đức muốn trở thành Rösler không thể mang quốc tịch Việt Nam.

– Được quyền tự do lưu trú, chọn chỗ ở, nơi làm việc tại bất cứ đâu trên toàn châu Âu.

– Được hành nghề tùy chọn, như mở văn phòng luật sư, hiệu thuốc, phòng mạch… vốn trên nguyên tắc chỉ dành cho người quốc tịch Đức, hoặc các nước EU cũ.

– Được ưu tiên tìm việc qua Sở Lao động so với lao động nhập cư.

– Được tự do tìm việc trong công sở và theo đuổi đường công danh, quan chức.

– Được tự do biểu tình, hội họp, lập hội và thành lập các đảng phái.

– Dễ dàng trong việc đón thân nhân đoàn tụ gia đình và nhập quốc tịch cho thành viên gia đình.

– Xin các khoản hỗ trợ gia đình và tiền con bổ sung theo chế độ từng tiểu bang.

– Có điều kiện hơn khi xin hưởng các khoản trợ cấp xã hội mà không lo ngại ảnh hưởng quyền lưu trú.

– Tự do xuất nhập cảnh vào EU và nhiều nước trên thế giới dành cho công dân EU không cần vi sa.

– Không bị trục xuất khi vi phạm hình sự, không bị dẫn độ ra khỏi Đức theo yêu cầu của nước khác.

Bất lợi

– Phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc phục vụ dân sự theo luật định.

– Có trách nhiệm hoạt động xã hội như giúp bầu cử, bồi thẩm…

– Mất một số quyền lợi áp dụng riêng cho người nước ngoài như không được trả lại tiền đóng hưu trí khi muốn về hẳn Việt Nam.

– Nếu buộc thôi quốc tịch Việt Nam, sẽ mất những quyền lợi: Quyền công dân Việt Nam bầu cử và ứng cử trong nước, trở về nước phải xin thị thực hoặc miễn thị thực, khó khăn trong thừa kế và sở hữu, mất các tiêu chuẩn đào tạo trong nước, lưu trú trong nước bị giới hạn.

Dr. Nguyễn Sỹ Phương


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC