Theo Theatlantic, phong trào nữ quyền ở Đức đã yêu cầu nam giới phải quen với việc ngồi tiểu ở toilet bằng cách dán các chỉ dẫn trong nhà vệ sinh với lời nhắc nhở: “Đây là chỗ tiểu ngồi” và giải thích rằng hành vi này sẽ vệ sinh hơn và khiến những người lao công lau dọn (thường là phụ nữ) sẽ đỡ vất vả hơn.
Biển nhắc nhở ngồi tiểu được treo ở nhiều nhà vệ sinh công cộng tại Đức (Ảnh: Internet)
Hẳn là các chị em phụ nữ sẽ rất thấu hiểu cho nỗi khổ khi bước vào một nhà vệ sinh vương vãi nước tiểu do các anh chồng để lại. Chưa kể đến việc lau dọn, thì việc nước tiểu dính đầy trên bệ ngồi bồn cầu cũng khiến các chị bực tức, khó chịu. Ở nước ngoài, việc để nước đọng lại trên bệ ngồi là một hành động cực kì bất lịch sự, chứng tỏ người dùng trước đó là một người mất vệ sinh, không biết tôn trọng người khác, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Trong gia đình ở Đức thường chỉ lắp bồn cầu ngồi mà thôi, việc đứng tiểu sẽ dễ bị bắn nước ra xung quanh, từ bệ ngồi, sàn nhà đến trên tường… Cánh đàn ông Đức thì thà chịu ngồi xuống đi tiểu còn đỡ hơn là sau đó bị buộc phải dọn dẹp bãi chiến trường của mình.
Từ năm 2004, một công ty của Đức đã sản xuất một loại bồn cầu với thiết bị nhắc nhở đàn ông khi đi vệ sinh phải nhấc bệ ngồi toilet lên và khuyến khích họ ngồi tiểu. Bộ phận âm thanh ở thiết bị này sẽ giả giọng cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder và thông báo: “Này, đứng tiểu ở đây là không được phép và sẽ bị phạt, nếu không muốn gặp rắc rối, tốt nhất hãy ngồi xuống đi!”.
Dù “canh” chính xác cỡ nào cũng không tránh khỏi việc nước tiểu bắn ra ngoài (Ảnh: Internet)
Đầu năm 2015, nước Đức xôn xao về một vụ kiện lạ lùng. Đó là một anh chàng đi thuê nhà và do anh này đứng tiểu nên khiến cho sàn đá cẩm thạch nhà vệ sinh bị chất axit uric trong nước tiểu làm hỏng. Sau đó, chủ nhà đã phạt và đòi người thuê phải bồi thường vì cho rằng tiểu đứng là một thói quen vệ sinh kém sạch sẽ và thật bất lịch sự. Anh chàng kia thấy rất bất bình nên đã đâm đơn kiện chủ nhà.
Việc đi tiểu ngồi ngày càng trở nên phổ biến ở các nước Bắc Âu. Năm 2006, giáo viên tiểu học ở Na Uy đã yêu cầu phụ huynh cần dạy con trai tiểu ngồi như một cách ứng xử văn minh. Năm 2012, Đảng Cánh tả ở Sormland, Thụy Điển đã yêu cầu các thành viên hội đồng nam ngồi thay vì đứng khi sử dụng toilet ở các tòa nhà trong thành phố.
Không chỉ ở châu Âu, năm 2007, một cuộc khảo sát với các đôi vợ chồng tại Nhật Bản cho thấy 49% đàn ông có vợ sẽ ngồi để tiểu, tăng 15% so với năm 1999. Năm 2012, chính quyền Đài Loan cũng khuyến khích rộng rãi việc đàn ông ngồi xuống khi đi tiểu.
Đâu đó ngay tại nước mình, việc đàn ông nhấc bệ ngồi bồn cầu trước khi đi tiểu vẫn còn là một thói quen “xa xỉ”. Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Liệu việc ngồi tiểu sẽ khiến các anh đàn ông mất đi sự nam tính của mình, hay sẽ là một cách để đàn ông thể hiện phép lịch sự và sự quan tâm một cách thực tế nhất với người phụ nữ ở cùng nhà với mình?
(Tổng hợp)
Đinh Hương
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...