– Thắng thắn và rõ ràng: Người Đức nổi tiếng là thẳng thắn và rõ ràng. Thẳng thắn thể hiện ở việc góp ý, đánh giá (khả năng, hiểu biết…), từ chối (lời mời, cuộc hẹn, xin phép) hoặc yêu cầu (giúp đỡ…).
Bạn cùng đừng quá buồn khi nhận được những lời góp ý quá thẳng thắn và những lời từ chối rất thẳng thật.Rõ ràng thể hiện ở điểm mọi thứ phải minh bạch và logic. Người Đức rất thích câu hỏi: Warum-Tại sao? ”Với người Đức, đừng bao giờ bắt đầu nói một điều gì, nếu không nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi Tại sao?”
– Tiết kiệm: Người Đức cũng được biết đên là sống cần kiệm hơn người dân các nước khác. Tiết kiệm thể hiện ở chỗ “vừa đủ”.
· Điện thoại: Chi liên lạc khi cần thiết và nói những gì cần khi không thể liên lạc bằng những phương tiện khác rẻ hơn.
· Điện: Sau khi sử dụng các thiết bị điện, cần được tắt ngay.
· Nước: Khi sử dụng, ngoài chi phí phải trả để mua nước dùng, người sử dụng còn phải trả tiền xử lý nước thải, càng dùng nhiều nước sạch, thì càng phải trả càng nhiều tiền xử lý nước thải. Vì vậy người Đức rất tiết kiệm khi dùng nước, thông thường họ chỉ tắm 2 hoặc 3 lần/tuần (không tắm quá lâu và không thường dùng bồn tắm, mà thường dùng vòi hoa sen) và 3 ngày giặt, thay quần áo/1 lần. Bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề đảm bảo vệ sinh cơ thể, vì môi trường ở Đức rất sạch, các đường phố hầu như không có bụi và không phải dùng khẩu trang.
· Lò sưởi: Khí hậu ở Đức khá lạnh và thường xuyên phải sử dụng lò sưởi vào mùa đông và thu. Chi phí để sử dụng lò sưởi tương đối cao, khi ở trong phòng, chi nên bật ở mức vừa đủ ấm và khi ra khỏi phòng cần tắt các thiết bị sưởi.
· Thức ăn: Thức thường được nấu vừa đủ và thậm trí còn hơi thiếu, khi ăn thừa thường được bảo quản trong tủ lạnh cho những ngày hôm sau.
· Đi lại: Hạn chế tối đa việc sử dụng các phương tiện cá nhân tiêu tốn xăng dầu như xe ôtô riêng, xe gắn máy, thay vào đó là: Xe Bus, tàu điện, tầu hoả và đặc biệt là xe đạp, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy những nhân viên văn phòng mặc đồng phục complet xắn quần hoặc những nhân viên nữ vén váy đạp xe đi làm.
– Lạnh lùng-Đúng mực: * Người Đức được ví von của Cỗ Xe tăng – sự lạnh lùng và chắc chắn. Nhưng không vì thế mà họ không có tình cảm và cảm xúc: Người ta thường so sánh người Mỹ với quả anh đào, còn người Đức với quả dừa là vì như vậy. Quả anh đào rất mềm và ngọt, nhìn đã thấy thích, chưa ăn đã thấy ngon, nhưng khi ăn thì gặp phải cái hạt rất rắn. Còn quả dừa nhìn vừa xấu xí, thô kệch lại cứng rắn, nhìn đã không muốn ăn, nhưng khi đập tan được lớp vỏ thì lại được thưởng thức một bầu nước rất ngon, mát bổ. Hãy sống chân thật với người Đức, bạn sẽ được đáp lại sự chân thành hơn cả mong đợi.* Người Đức không thích: khoác lác, quá phô trương, ồn ã. Tất cả thể hiện sự đúng mực có suy xét.
– Không thích than phiền và “buôn dưa lê”: Đức tính tự lập và vượt khó của người Đức tạo cho họ thói quen không thích than phiền, than khó. Hãy cố gắng hết sức, trước khi nghĩ đến chuyện cầu cạnh sự giúp đỡ của người khác. Người Đức cũng không thích ngồi lê buôn chuyện và can thiệp vào cuộc sống cá nhân của người khác. Đừng mất quá nhiều thời gian để nói về những chuyện vô bổ với người Đức, nếu bạn không muốn biến cả quả dừa thành hột anh đào.
Theo Cộng đồng người Việt Nam tại Đức
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...