Cộng hòa Liên bang Đức là một nhà nước liên bang, trong đó giáo dục thuộc thẩm quyền của bang, vì vậy, mặc dù có những tiêu chí chung của liên bang, nhưng hệ thống giáo dục ở mỗi bang cũng có những điểm khác biệt riêng.
Theo một điều tra mới nhất, chỉ có 1/3 học sinh Đức là có được bằng tú tài và trong số con cái những người nước ngoài nhập cư vào Đức, chỉ có 1/10 học sinh thi đỗ tú tài.
Trên lĩnh vực này, học sinh gốc Việt Nam là một ngoại lệ, vì có tới 50% học sinh người Việt được vào học ở trường Gymnasium (thông thường có thể học hết lớp 12 hoặc 13) hầu hết trong số đó có được tấm bằng tú tài, có khả năng vào đại học.
Như vậy, nếu tính theo tỉ lệ thì học sinh gốc Việt có khả năng vào đại học còn cao hơn học sinh Đức và nhiều gấp 5 lần học sinh gốc Thổ Nhĩ Kỳ và Italy.
Thông thường từ lớp 5, có bang từ lớp 7, khi hết tiểu học, người ta đã bắt đầu phân loại học sinh theo khả năng học tập để giới thiệu về 3 loại trường trung học có chương trình dạy học khác nhau, với những mục đích khác nhau, đó là các trường Hauptschule, Realschule và Gymnasium.
Học sinh các trường Hauptschule (có thể dịch nghĩa là trường chính) thông thường chỉ học hết lớp 9 hoặc lớp 10 là hết chương trình phổ thông để chuyển sang học nghề và đi làm.
Học sinh các trường Realschule (có nghĩa là trường thực tế) thông thường học hết lớp 10 là chuyển sang học những nghề có đòi hỏi cao hơn trường Hauptschule, vì trong quá trình giảng dạy, yêu cầu đối với học sinh cũng cao hơn, hoặc nếu học khá có thể xin chuyển sang trường Gymnasium.
Những học sinh học ở trường Gymnasium thông thường có thể học hết lớp 12 hoặc 13 (tùy từng bang) sau đó làm bằng tú tài và xin vào đại học. Học trường Gymnasium, học sinh phải học ít nhất là 2 ngoại ngữ.
Trong trường hợp học sinh gốc Việt, tiếng Việt không được coi là một ngoại ngữ, nên ngoài tiếng Đức phải học thêm hai ngoại ngữ nữa, ví dụ như tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, muốn có được bằng tú tài là một điều cũng tương đối khó, vì đòi hỏi học sinh phải có trình độ khá cao.
Ở Đức không tổ chức thi vào đại học. Điểm để tính tốt nghiệp và cấp bằng tú tài, trên cơ sở đó được chọn vào đại học là điểm tổng kết bình quân của hai năm học cuối, cũng như điểm thi tốt nghiệp.
Trong hai năm học cuối, như ở Berlin là lớp 12 và 13, học sinh có thể chọn hai môn mình thích nhất và khá nhất để làm môn học chính, khi thi sẽ được tính hệ số 2, ngoài ra sẽ phải thi một số môn bắt buộc khác.
Khác với ở Việt Nam là hầu như chỉ có con đường vào đại học. Ở Đức, nhiều học sinh có học lực khá, nhưng sau khi làm bằng tú tài cũng xin đi học nghề, vì có một số nghề chỉ chọn những học sinh có bằng tú tài.
Vì học nghề thời gian ngắn hơn học đại học, có thể nhanh chóng đi làm kiếm tiền, có khi xin việc lại dễ dàng hơn, vì họ là những công nhân lành nghề có tay nghề cao, nhiều kiến thức thực tế.
Hệ thống giáo dục phổ thông của Đức rất toàn diện, không chỉ chú trọng những "môn chính" như toán, lý, hóa, văn... như ở Việt Nam, mà cung cấp nhiều kiến thức xã hội như âm nhạc, hội họa, bơi... để phục vụ cho cuộc sống của các em sau này.
Chính vì vậy, nhà trường Đức không khuyến khích việc ganh đua giữa các học sinh, không xếp hạng học sinh, chỉ khuyến khích các em chăm chỉ học tập theo khả năng của mình. Ngày nghỉ là được nghỉ, không có bài tập về nhà. Thậm chí, học sinh nào được điểm mấy cũng chỉ tự mình biết.
Ở các lớp nhỏ, khi chúng tôi đi họp phụ huynh, nếu muốn biết điểm của con mình thì giáo viên che điểm của các học sinh khác lại. Khi các cháu tròn 18 tuổi, đủ tuổi thành niên, các cháu được quyền quyết định việc mình làm và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Khi đó, phụ huynh không phải đi họp. Nếu các cháu muốn nghỉ học thì tự viết giấy xin phép...
Nhưng điều gây ấn tượng mạnh nhất đối với tôi là lễ tốt nghiệp trường phổ thông và nhận bằng tú tài. Việc này được tổ chức chu đáo, long trọng như là một dạ hội bằng tú tài được tổ chức long trọng và ý nghĩa. Sau lễ trao bằng, các tân tú tài gặp gỡ chúc mừng lẫn nhau, viết sổ, chụp ảnh lưu niệm, sau đó là dự tiệc và khiêu vũ.
Theo BBC.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...