Diện trang phục bảnh bao cùng niềm hân hoan hiện rõ trên gương mặt, các học sinh người Việt ở Đức cho thấy dáng vẻ trưởng thành trong ngày lễ nhận bằng tú tài, đánh dấu sự kết thúc quãng đời học sinh.
Ở Đức, sau khi học hết lớp 12 hoặc lớp 13, nhà trường và các em học sinh tưng bừng tổ chức nhận bằng tú tài, vừa tổng kết thành tích học tập vừa có ý nghĩa như buổi chia tay tuổi học trò bước vào thời sinh viên.
Lễ nhận bằng tú tài của trường học sinh giỏi Barnim thuộc quận Lichtenberg, Berlin, được tổ chức tại một khách sạn sang trọng. Hơn 1.000 quan khách và học sinh, phụ huynh đã cùng có mặt để chứng kiến các nam thanh nữ tú nhận bằng tú tài.
Trường Barnim hiện có tới 35% học sinh là người Việt Nam. Theo hệ điểm ở Đức, điểm 1 là cao nhất, điểm 6 là thấp nhất. Tên các học sinh học đạt 1,9-1,5 được nhà trường vinh danh trên màn hình.
Riêng các học sinh có điểm số cao, từ 1,5 đến 1, được mời lên sân khấu nhận bằng. Trong 4 học sinh có điểm cao nhất trường, có hai em là người Việt Nam. Diệu Hương (đầu tiên bên phải) đạt 1,2 điểm, và Nguyễn Hoàng (thứ hai từ trái sang) đạt điểm 1.
Ngày nhận bằng tú tài là một ngày trọng đại đối với các học sinh. Họ đều lựa chọn những trang phục lộng lẫy nhất cho ngày này. Ở những hàng ghế dưới có thể dễ dàng nhận thấy gương mặt nữ sinh người Việt xinh đẹp bên cạnh các nữ sinh người Đức.
Trong nhóm học chuyên đề thông thường, tức chuyên lý, toán...có nhiều học sinh người Việt. Đa số học sinh Việt Nam học giỏi toán. Các em thích theo học môn chế tạo máy, điện tử viễn thông hoặc y khoa.
Hiện nay, có trên 60% học sinh người Việt đang theo học tại các trường học sinh giỏi ở Đức. Trong đó, có tới 45% em có điểm học bạ xuất sắc. Sau khi cầm trên tay tấm bằng tú tài, các sinh viên tương lai cùng ùa lên sân khấu, nâng cốc chúc mừng bạn bè và cảm ơn thầy cô.
Tiệc khiêu vũ diễn ra sau đó. Các bậc phụ huynh cũng nhún nhảy chung vui với các cô cậu tú.
Ngày này cũng là một ngày hội đối với các gia đình. Trong hình, chị Tuyết có hai con cùng đỗ đại học và cùng nhận bằng tú tài trong một ngày. Thế hệ thứ hai của người Việt ở Đức được đánh giá là hòa nhập rất tốt vào xã hội Đức.
Theo Vne.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...