(Ảnh minh hoạ)
Sau một ngày làm việc mệt mỏi, còn gì hơn khi được gặp gỡ bạn bè và cùng nhau uống chút bia. Khi cụng ly với mọi người và hô vang: “Prost!”, chẳng may nếu bạn thấy mặt người anh em đối diện tối sầm lại, thì có lẽ bạn đã bỏ qua một nguyên tắc quan trọng của người Đức: Giao tiếp ánh mắt khi cụng ly.
Hỏi người Đức, họ sẽ nói cho bạn lý do mà ai cũng biết: Nếu không nhìn vào mắt, bạn sẽ phải chịu 7 năm “chăn gối” tẻ nhạt.
Tất nhiên, đây là một sự mê tín. “Nhìn vào mắt tôi, không anh sẽ “khổ sở” suốt 7 năm.” Đời nào câu này lại thành hiện thực trừ khi đích thân vợ hoặc chồng bạn thốt lên.
Không ai dám chắc ở đâu, khi nào và tại sao tập tục này được sinh ra, và điều gì khiến nó vẫn tồn tại ở Đức và các nơi khác ở Châu Âu. Tuy nhiên, có một số giả thuyết, phần lớn liên quan đến thời trung cổ.
Giả thuyết hợp lý nhất đó là để đề phòng bị đầu độc bởi người uống rượu cùng. Khi cụng ly, với một chút lực, bạn sẽ làm đồ uống bắn tung toé vào hai cốc và kẻ giết người cũng sẽ bị vạ lây bởi chính thuốc độc của mình.
Vậy tại sao phải nhìn vào mắt? Cách duy nhất để kẻ sát nhân đảm bảo độc không bị bắn sang cốc của mình là nhìn vào cốc. Vì thế, bằng cách nhìn vào mắt nhau, hai người uống ngầm khẳng định rằng không có chuyện hạ độc gì ở đây hết.
Độ đáng tin của giả thuyết này là bao nhiêu? Không ai có thể biết chắc, nhưng ít nhất thì cũng khó bác bỏ điều này hơn là “lời nguyền bảy năm” kia. Bởi sau cùng, nó cũng chỉ là câu chuyện bên bàn nhậu.
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...