Cho nên, mặc dù chính phủ Đức đã mở rộng tìm kiếm khắp nơi ở trong nước lẫn ngoài nước. Nhưng số người được tuyển để đưa sang Đức làm điều dưỡng vẫn là một con số khá khiêm tốn.
Lương học nghề năm thứ nhất của điều dưỡng là 1010€ năm thứ hai là 1072€ và năm thứ ba là 1173€ . Đó là mức lương mà người học nghề điều dưỡng được phía Đức trả nhưng lại là brutto ( chưa trừ thuế) chưa kể học viên phải tự chi trả mọi thứ như bảo hiểm y tế , tiền nhà. v.v và cũng tùy nơi họ sống có chi phí sinh hoạt đắt rẻ khác nhau .Thì thử hỏi khi đã trừ hết mọi chi phí thì số tiền họ cầm tay sẽ là bao nhiêu ?
Còn khi ra làm việc, thì lương của người điều dưỡng khoảng từ 1000 tới 2300€ ( brutto) nhưng cũng tùy nơi làm việc ở bang nào của Đức và mức lương cũng sẽ tăng dần theo thời gian nhưng phụ thuộc vào kinh nghiệm và thâm niên trong nghề. Và theo tôi biết, nếu làm điều dưỡng trên 15 năm thì mức lương sẽ là 3144€ ( brutto).
Nghề chăm sóc người già còn vất vả hơn là chăm trẻ con, vì người lớn tuổi thì tâm tính cũng khác. Đa số thường khó tính và hay bệnh tật. Nếu vào làm mà gặp cụ nào còn khỏe mạnh, đầu óc còn minh mẫn và đi lại được thì người điều dưỡng còn ” nhàn” một chút .Chứ gặp những cụ ngồi xe lăn hay bị liệt, hoặc lúc nhớ lúc quên …..thì điều dưỡng viên sẽ khá vất vả, cho nên đó là nguyên nhân tại sao nghề này đòi hỏi người điều dưỡng phải có tính kiên nhẫn và sức khỏe tốt để đỡ hoặc khiêng vác các cụ …..
Do đó, nghề điều dưỡng luôn cần người và phía Đức vẫn phải tìm ĐDV hàng năm nhưng số điều dưỡng vào Đức làm lại khá ít chứ không nhiều như một số người nghĩ.
Còn về vấn đề sang Đức làm điều dưỡng sẽ được phép định cư sau một thời gian làm việc là không sai, vì theo luật nhập cư có hiệu lực kể từ ngày 1.1.2005 , đối với những người có trình độ cao hay tự kinh doanh thì sau 3 năm sẽ được Sở ngoại kiều cấp thẻ định cư .Còn đối với với những người lao động thông thường thì phải là 5 năm mới được cấp thẻ định cư ở Đức.
Tuy 5 năm trôi qua cũng khá nhanh, nhưng không phải bạn nào cũng làm đủ 5 năm để được cầm cái thẻ định cư trong tay, mà có một số bạn đã phải bỏ ngang trong thời gian học nghề vì theo không nổi chương trình do tiếng Đức hạn chế hoặc nếu có đi làm thì không làm nổi do sức khỏe có hạn hoặc cảm thấy không phù hợp với nghề này ..v.v. chưa kể một số người bị dịch vụ lừa đưa sang học tiếng chứ không phải học nghề hoặc đem con bỏ chợ….. nên tiền thì mất mà nợ phải mang vì muốn ở lại cũng không được mà về nước cũng chẳng xong.
Nước Đức đúng là một quốc gia có nền an sinh, y tế và phúc lợi rất tốt. Nhưng cũng là nước nổi tiếng về kỷ luật và nguyên tắc đến mức cứng nhắc, cho nên những ai muốn sang Đức sống và làm việc, nên tìm hiểu rõ về điều này, để không phải bị hụt hẫng khi sang Đức. Vì đã tốn cả thời gian và tiền bạc để sang mà sau này lại vì lý do nào đó không theo nổi thì thật đáng tiếc
Cho nên thiết nghĩ, nếu ai sống ở VN mà muốn sang Đức hợp pháp bằng cách theo nghề này, thì nên tìm hiểu đầy đủ thông tin về nghề điều dưỡng cũng như cuộc sống, chi phí sinh hoạt ở Đức…. v.v một cách rõ ràng và chi tiết, để từ đó có thể quyết định về việc nên đi hay ở hoặc có hướng khác cho tương lai của mình
Theo An Thanh Le/đienanduhocduc
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...