Những điều khác biệt giữa cuộc sống ở Đức và Việt Nam

Chắc nhiều người trong chúng ta và cả những người đang sống ở Việt Nam thường hay nói về cuộc sống ở Đức , mà mỗi người đều có một suy nghĩ khác nhau nên khi nhắc đến nước Đức thì người nói Đức thế này hay Đức thế kia , ví dụ như :

……@ Đức không sướng đâu nha , ảo mộng thôi ..

……@ Ở VN sướng vậy sang làm chi, tôi đang muốn về đây …

……@ Tôi chỉ ăn nhờ ở đậu xứ phát xít thôi , có gì tôi dong

……@ Không đâu bằng quê hương ..Đức chán không có tình người

Nhưng cũng có người ” khen ” Đức ” là bình yên , an sinh tốt , cảnh đẹp …v..v Nói chung cảm nhận mỗi người mỗi khác , nên không thể nói họ là nói đúng hay sai . Vậy hôm nay , Thanh sẽ nói một vài chuyện về nước Đức để mọi người có thể tham khảo và cho ý kiến , để nhiều người đang ở VN hiểu thêm về nước Đức .

Những điều khác biệt giữa cuộc sống ở Đức và Việt Nam - 0

Có phải đàn ông ở Đức bị xếp hạng sau….. ?

Thật ra ai nói như vậy là sai , chẳng qua ở Đức nam nữ bình đẳng. Trong luật pháp (Grundgesetz) ở phần 3 mục 2 của Đức có ghi rõ ” Männer und Frauen sind gleichberechtigt ” ( Nam và nữ đều có quyền lợi ngang nhau) . Phụ nữ ở Đức có thể làm bất cứ việc gì kể cả vào quân đội . Vợ chồng chia sẻ cho nhau từ việc nuôi dạy con cái đến việc nhà ,cho nên chúng ta thường thấy đàn ông Đức thường dẫn con đi chơi hay rửa chén , nấu ăn và vài chuyện lặt vặt khác ..v..v còn những chuyện như “chồng chúa vợ tôi” hay đối xử tệ bạc với vợ , thích con trai ghét con gái , mắng chửi vợ con ..v..v không những phạm luật có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù ( tùy mức độ nặng nhẹ) mà còn bị xã hội Đức đào thải , hàng xóm xa lánh .

Do đó nhiều anh VN sang Đức thường bị Schock ,vì mới tát vợ một cái đã bị tòa phạt 250 Euro , đánh trẻ con bị cảnh sát còng tay và mất quyền nuôi con …v..v do đó ,Thanh thật tình khuyên anh VN nào có tính nóng nảy hay không thích chuyện bình đẳng nam nữ thì đừng sang Đức sống hoặc đã lỡ sang rồi thì viết thư lên Quốc Hội đề nghị bỏ phần nam nữ bình quyền này

Ngoại tình là chuyện riêng của bạn

Chuyện này thì có lẽ hơi tế nhị một chút nhưng cũng cần nói rõ để cho mọi người hiểu thêm . Đối với những nước Á châu thì ngoại tình trong thời gian hôn nhân là có gì đó ” ghê gớm” , đàn ông có thể bị mất chức quyền ,còn phụ nữ mà ngoại tình thường bị mất quyền nuôi con hay bị xã hội lên án .v.v

Nhưng đó chỉ là những chuyện ở ngoài nước Đức , chứ ở Đức , trừ khủng bố , giết người , trộm cắp , đánh người ….thì mới có chuyện .

Chứ ngoại tình chẳng bị ai lên án hay đánh giá đạo đức này nọ …cho nên người nào có tính hay ghen và hành hung nhân tình của vợ /chồng theo kiểu Việt Nam sẽ bị phạt tiền hay phạt tù rất nặng . Đã thế còn bị cho là không được bình thường hay có vấn đề cần phải gặp bác sỹ tâm lý . Trước đây , có một cảnh sát trưởng đã có vợ và ba con , vẫn bỏ vợ để ở với một cô gái khác .Và ông ta vẫn sống bình thường chứ không bị cách chức hay bị khiển trách gì .Còn có một chuyện mà Thanh chứng kiến là có một chị người Việt dẫn con tới nhà nhân tình của chồng la hét ,người chồng gọi cảnh sát tới và hai mẹ con bị cảnh sát đuổi ra không cho đứng la hét nữa

Còn một điều nữa là dù cho vợ /chồng ngoại tình thì tài sản vẫn chia đôi sòng phẳng , con cái vẫn ở với vợ ( dù vợ ngoại tình) và người chồng vẫn có trách nhiệm trả tiền nuôi con đến năm 18 tuổi .

Hay vợ làm nhục tình nhân của chồng hay hành hung thì có thể bị phạt tù từ 5 – 10 năm hoặc tiền phạt có thể lên tới vài chục ngàn Euro . Cho nên giải pháp tốt nhất vẫn là ly dị nhẹ nhàng và êm đẹp . Vì có làm ầm ĩ lên cũng chẳng được gì mà tòa án ở Đức cũng chỉ làm theo luật chứ không theo cảm tính .

Đó chỉ là vài chuyện mà Thanh muốn chia sẻ với mọi người về cuộc sống ở Đức , nếu không đúng thì mọi người có thể góp ý thêm . Sau này Thanh sẽ chia sẻ thêm về cuộc sống ở Đức , nhưng bằng nick An Thanh nha mọi người . Vì nick này lâu lâu mình đóng lại nếu có công chuyện phải đi vài ngày thì bài sẽ bị mất theo , chúc mọi người một ngày cuối tuần vui vẻ.

Nguồn: FB/ An Thanh Le


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức