Sau đây là những chia sẻ của cô:
Không lâu sau khi chuyển đến Đức, tôi ngồi ăn tối với một vài đồng nghiệp Đức. Nhà hàng đặt một chiếc bánh pizza lớn trước mặt chúng tôi. Tôi nhìn chằm chằm vào nó, lấy một miếng bánh nóng hổi lên bằng tay. Đó cũng là lúc tôi – một người Mỹ - trở nên nổi bật giữa cả nhóm, khi tất cả mọi người đều dùng dao dĩa cắt bánh.
Người châu Âu sẽ sử dụng cả dĩa và dao để ăn gần như tất cả các món ăn kể cả pizza.
Dùng dao dĩa kiểu Mỹ và kiểu Đức
Dù ngày nay, tôi thấy nhiều người dùng tay để ăn pizza hay burrito theo kiểu Mỹ hơn, những món như salad vẫn được ăn bằng dao và dĩa, trong khi người Mỹ hiếm khi làm vậy.
Người Mỹ sẽ thường chỉ dùng một cái dĩa để ăn, và dao chỉ dùng để cắt những thứ như bít tết. Tuy nhiên, người châu Âu sẽ sử dụng cả dĩa và dao để ăn gần như tất cả các món không phải đồ tráng miệng.
Cả cách dùng dao cũng khác nhau giữa hai nền văn hoá. Người Châu Âu sẽ cầm dĩa bằng tay trái và dao bằng tay phải, với phong thái điềm tĩnh và có phần uy nghiêm kể cả khi ăn pizza (trong con mắt của một người ngoại quốc đơn giản như tôi). Người Mỹ, mặt khác, dù ưa sự nhanh gọn, cách dùng dao của họ lại không thể hiện điều đó. Họ sẽ cầm dĩa tay trái và dao tay phải khi cắt, rồi bỏ dao xuống, cầm dĩa tay phải và ăn.
Sự khác biệt tỏng cách đưa tiền boa
Khi một người bạn Mỹ đến thăm tôi ở Berlin và đặt một khoản tiền boa hào phóng lên bàn sau bữa ăn, tôi mới nhận ra cả trong việc boa, người Mỹ với người Đức cũng khác nhau.
Ở Đức, người ta ít khi tip quá 10 phần trăm, trừ khi bữa ăn thực sự tuyệt vời. Thông thường người Đức sẽ góp tiền boa với nhau và tôi đã nhanh chóng quen với việc đó.
Hơn nữa, họ hầu như luôn luôn nói với người phục vụ số tiền mình muốn tip.
Khi bạn tôi bước ra khỏi cửa, tôi nhanh chóng nhặt số tiền và đưa nó cho người phục vụ để đảm bảo anh ấy chứ không phải ai khác được nhận khoản tiền boa.
Gọi nước lọc ở nhà hàng Đức
Ở Đức, tôi học được rằng việc gọi nước máy tại các nhà hàng có thể được xem như một dấu hiệu của sự keo kiệt. “Nếu tôi cho bạn nước miễn phí, tôi sẽ phải phục vụ nước cho tất cả khách hàng của mình”, một người phục vụ đã từng nói với tôi khi tôi yêu cầu Leitungswasser (nước máy), như thể đó là một ly Pinot Noir.
Đặc biệt là tại các nhà hàng sang trọng hơn, khi yêu cầu nước, bạn sẽ được hỏi: “Có bọt khí hay là không?” Và sau đó, chai nước quý giá sẽ được đưa ra với giá ít nhất là 2 hoặc 3 euro.
Nước miễn phí thường chỉ là một đặc ân nếu bạn là khách hàng quen thuộc của một quán ăn.
Phong cách phục vụ thong thả
Trong khi ăn trưa ở Palo Alto tại trung tâm Thung lũng Silicon cách đây vài năm, tôi bắt gặp quảng cáo về một ứng dụng có thể giúp các bữa ăn trưa bàn chuyện cộng việc tiết kiệm thời gian ăn trưa 12%, cho phép gọi đồ mà không cần tương tác với người phục vụ trước.
Dù những phát minh như thế không phải là một ý tưởng tồi ở một đất nước có thời gian chờ phục vụ lâu, tôi vẫn thích phong thái phục vụ thong thả ở Đức, cả ở nhà và khi ăn ngoài.
Ở Đức, tôi chưa bao giờ ra khỏi một nhà hàng vì chờ quá lâu, ngay cả trong giờ cao điểm ở những nơi nổi tiếng. Thật nhẹ nhõm khi tôi có cơ hội được thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè và thưởng thức bữa ăn với cả dao và dĩa trong tay.
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...