Ngày Chủ nhật “yên lặng”
Nếu bạn cho rằng ngày Chủ nhật luôn là thời điểm thích hợp để đi mua sắm, sửa sang phòng ốc, cắt cỏ ngoài vườn,… thì có thể bạn sẽ hơi sốc vì ở Đức bạn không thể làm những điều trên vào ngày Chủ nhật. Tại quốc gia này, Chủ nhật được xem là “ngày yên lặng” để người dân có thể nghỉ ngơi và thư giãn sau một tuần làm việc mệt nhọc. Điều đó có nghĩa mọi cửa hàng bán lẻ hoặc ăn uống vào ngày này đều sẽ đóng cửa. Bạn vẫn có thể dọn dẹp nhà cửa nếu muốn miễn là hoạt động đó không phát ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh. Điều luật bất thành văn này cũng được áp dụng cho các ngày lễ lớn tại Đức.
Gió từ cửa sổ có… độc!
Nếu bạn là người thích ở trong một gian phòng thông thoáng có gió thổi nhè nhẹ thì bạn sẽ thấy hơi ngột ngạt khi du học Đức vì người dân ở đây có thói quen đóng kín mọi cửa sổ trong nhà. Người Đức tin rằng gió thổi từ cửa sổ có thể khiến họ đổ bệnh.
Chúc mừng sinh nhật sớm là điềm xui
Bạn đừng bao giờ chúc mừng sinh nhật người Đức trước ngày sinh thật sự của họ nếu không muốn nhận những tia nhìn giận dữ hoặc thậm chí là cơn thịnh nộ từ họ. Người Đức quan niệm chúc mừng sinh nhật sớm là một điềm không may. Người Đức thường mời bạn bè đến nhà của mình ăn uống vào buổi tối ngay trước ngày sinh nhật. Chỉ khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm, nhân vật chính mới chính thức nhận những lời chúc mừng từ bạn bè của mình.
“Please” có nghĩ là “yes” và “thanks” có nghĩa là “no”
Lấy một ví dụ cho bạn dễ hiểu, nếu người Đức hỏi bạn có muốn uống thêm bia không thì khi bạn trả lời “danke” (thanks) họ sẽ hiểu ý của bạn là “no, thanks”. Ngược lại, nếu bạn trả lời rằng “bitte” (please) thì họ sẽ hiểu rằng “yes, please”. Do đó, nếu bạn muốn uống thêm bia hãy trả lời “bitte” còn không muốn uống thì dùng “danke” nhé.
Vừa ăn trưa vừa uống… bia
Người Đức rất thích uống bia và là nơi tiêu thụ bia lớn thứ hai trên thế giới (chỉ xếp sau Ireland). Bia tại quốc gia này phổ biến đến mức tiền mua bia còn rẻ hơn mua… nước. Họ thậm chí còn có cả một lễ hội bia rất lớn tên là Oktoberfest được diễn ra hàng năm. Vì vậy nếu trong bữa trưa họ có mời bạn uống bia thì cũng đừng lấy điều đó làm lạ. Uống bia khi làm việc và trong lúc mặt trời còn sáng tỏ là một nét văn hóa rất riêng tại nước Đức.
Thói quen nói những gì họ nghĩ
Bạn nên chuẩn bị tinh thần trước khi hỏi ý kiến của người Đức vì họ không có thói quen nói giảm nói tránh hoặc những lời nói dối ngọt ngào (white lies). Thậm chí nếu bạn không hỏi ý kiến gì cả thì vẫn có nguy cơ nhận được những lời góp ý hoặc phàn nàn trực tiếp khi bạn vô tình phạm phải luật lệ nào đó của họ. Nước Đức là nơi có nhiều luật lệ và một số điều luật lại bất thành văn nên bạn khó tránh khỏi việc vô tình phạm luật trước khi biết về nó. Nếu bạn lỡ dùng máy cắt cỏ vào ngày Chủ nhật hoặc để chó cưng của mình sủa vào giờ mọi người nghỉ ngơi thì hãy chuẩn bị nhận lời phàn nàn từ hàng xóm. Nếu tình hình vẫn không thay đổi, bạn có thể còn bị chính quyền gửi thư nhắc nhở.
Chỉ trả lời đúng ý câu hỏi
Người Đức thích sự chính xác. Do đó, nếu bạn hỏi câu yes-no thì câu trả lời bạn nhận được cũng chỉ là “yes” hoặc “no”. Ví dụ, nếu bạn hỏi “đây có phải là đường đến ga tàu hỏa không?” thì bạn sẽ chỉ nhận được câu trả lời gọn lỏn “đúng” hoặc “không”. Nhưng nếu bạn hỏi rằng “vui lòng cho hỏi phải đi đường nào để đến ga tàu hỏa?” thì người Đức sẽ sẵn sàng hướng dẫn cho bạn một cách cặn kẽ.
Muốn uống nước lọc cũng không dễ
Khi bạn đi ăn nhà hàng và muốn uống nước lọc thì phục vụ sẽ không đem ra cho bạn nước lọc bình thường mà sẽ là một loại nước có gas nào đấy. Người Đức không bao giờ mời khách uống nước lọc vì theo quan điểm của họ điều đó thể hiện sự không lịch sự. “Nước lọc” theo định nghĩa của người Đức ít nhất phải có sủi bọt hoặc đóng trong chai.
Tìm được của rơi hãy treo chúng… lên cây
Trong trường hợp bạn vô tình đánh rơi đôi găng tay của mình ở trạm tàu hỏa thì hãy đến ngay các gốc cây tìm vì người nhặt được găng tay của bạn sẽ treo chúng ở đó. Các vật dụng thất lạc được treo trên cây là một điều khá phổ biến trên hều hết các đoạn đường hoặc các ga tàu điện tại Đức. Đặc biệt là người dân nước này sẽ không đến lấy bất cứ món đồ nào không thuộc về mình. Do đó, nếu bạn có nhặt được của rơi thì hãy treo chúng lên cây để giúp chủ nhân của nó tìm lại được tài sản nhé.
“Cross your fingers” có nghĩa là nói dối
Trong văn hóa Mỹ và Anh, việc bạn bắt chéo ngón trỏ và ngón giữa có ý nghĩa là “chúc may mắn”. Ở Đức, mọi người lại cho rằng hành động này thể hiện rằng bạn không trung thực với lời nói của mình. Nếu bạn hứa hẹn với ai đó và “cross your fingers” thì họ sẽ hiểu rằng bạn không thật sự muốn giữ lời hứa đó của mình.
Người Đức rất tử tế và hào phóng
Mặc dù người Đức có hơi kỳ lạ nhưng đó chỉ đơn giản vì văn hóa của họ khác biệt chứ không có nghĩa họ là người xấu. Việc họ sống theo nguyên tắc và thẳng tính về cơ bản lại là những phẩm chất rất tốt. Các bạn đừng ngần ngại hoặc sợ sệt trong việc kết bạn với người Đức. Khi bạn và họ đã thân thiết với nhau rồi thì họ sẽ là những người bạn chân thành nhất vì người Đức luôn đặt gia đình và bạn bè lên trên hết.
Nguồn hotcourses
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...