Ở Đức nên biết: Khi nhặt được của rơi, không trả có thể bị truy tố
© Oliver Lang
Việc người chủ có tìm lại được đồ của mình không cũng phụ thuộc vào cố gắng của các văn phòng tìm đồ.
Nhưng đầu tiên là người tìm được đồ phải tự hỏi xem mình có biết người chủ không, nếu không biết thì bao giờ cũng phải thông báo với nhà chức trách, có thể là đồn cảnh sát, văn phòng nhân dân hoặc văn phòng tìm đồ.
Nếu trông thấy đồ vật ở nơi công sở hay trong xe đỗ tại công sở nào đó thì phải có trách nhiệm hỏi ngay nơi đó để hoàn lại, ví dụ như ở khu vực trường học, viện bảo tàng v.v.
Nếu giá trị đồ vật ít hơn 10 Euro thì không bắt buộc phải đi khai báo.
Nếu người tìm thấy biết nguyên chủ là ai thì phải có trách nhiệm bảo tồn món đồ đến khi hoàn trả, ngoại trừ trường hợp nhà chức trách muốn bảo giữ.
Nếu người tìm được cố tình hoặc vô tình làm hư hỏng thì phải bồi thường, vì vậy nên trả ngay mà không nên tự giữ.
Việc gì xảy ra sau đó là việc của văn phòng tìm đồ.
Cơ quan kiểm tra hàng hoá đã đánh giá trong 72 văn phòng tìm đồ, chỉ có 14 trong đó được đánh giá tốt hoặc rất tốt, còn lại thì kém hoặc tạm được.
Khi trả lại đồ, người tìm thấy phải ký nhận vào tờ chứng minh, với tờ giấy đó người tìm được không chỉ trút được trách nhiệm của mình mà còn có thể nhận được tiền thưởng.
Với giá trị hiện vật tới 500 Euro thì tiền thưởng là 5%, nếu cao hơn thì sẽ thêm 3% của số thêm dôi ra. Nhưng nên thường xuyên hỏi để lấy tiền thưởng vì văn phòng tìm đồ ít khi thông báo lại, đã có người đến lấy.
Sau thời hạn 3 năm nếu không có người đến nhận, thì người tìm thấy sẽ không phải đền bù tiền hỏng đồ nữa và có quyền sở hữu hiện vật đó. Nếu tìm thấy đồ vật trong công sở nào đó thì chỉ nhận được 2,5% giá trị nếu giá trị hiện vật đó vượt quá 50 Euro.
Nếu cố tình chiếm hữu hiện vật thì có thể phải bồi thường tổn hại, ngoài ra theo luật pháp sẽ bị khép tội ăn cắp.
Theo cơ quan kiểm tra hàng hoá, tỉ lệ tìm chủ sở hữu thành công rất nhỏ, chỉ 20-30% hiện vật tìm ra được cố chủ, nếu trong trường hợp đó mà người tìm được cũng không đến lấy thì đồ vật sẽ được đấu giá hoặc quyên góp.
Nguồn: Tạp chí NƯỚC ĐỨC
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...