Sống khác có phải là làm cho mình không giống ai bằng mọi giá (ảnh chỉ minh hoạ). Cô bạn du học tại Đức mail về kể chuyện trong lớp nhiếp ảnh của cô có 5 sinh viên nhưng có tới… 30 kiểu tóc! Đơn giản là vì trung bình mỗi tuần các bạn lại thay một kiểu đầu mới. Có những đứa con gái đầu đinh, có những bạn trai tóc dài óng ả, thắt bím.
Có thể không thật đẹp, không hợp với khuôn mặt lắm nhưng trông hay hay, riết rồi ra đường nhìn thấy những người như thế cô thấy họ bình thường. Nghĩ lại, cô nhận ra rằng chuyện "5 sinh viên 30 kiểu đầu" này sẽ không bao giờ xảy ra ở quê nhà. Bởi tại Việt Nam, tất cả các bạn gái đều bắt chước nhau ép tóc, hoặc bắt chước nhau uốn xù. Không ai khác đi, nếu khác đi sẽ bị cho là "thể hiện", "chơi nổi", sẽ bị chỉ trỏ bàn tán như quái vật hồ Lochness. Bạn không muốn bị coi là "quái vật", xin mời bạn cư xử và ăn mặc giống mọi người! Chính tâm lý này đã khiến nhiều bạn trẻ Việt Nam chấp nhận triệt tiêu "cái tôi" để hoà lẫn vào tập thể.
2. Bạn kể tiếp chuyện về chiếc điện thoại di động ở xứ người. Ngày mới sang chưa có mobile, bạn đành mượn tạm một cái của bà cô. Đó là một chiếc Nokia thuộc những đời… đầu tiên, to như cục gạch và đen thui. Bạn vừa xài vừa ngượng vì nghĩ rằng thế nào cũng bị mọi người chọc quê. Nhưng không, rất nhiều sinh viên cùng trường xài điện thoại "bảo tàng" giống bạn. Họ giải thích rằng vì cái này khoẻ, bắt sóng tốt. Mặc dù ở Đức điện thoại di động đời mới phát không, muốn cái xịn nhất cũng chỉ phải trả thêm vài chục EUR. Đối với họ, xài điện thoại gì không quan trọng, quan trọng là bạn chơi và học như thế nào.
Nhớ hồi còn trung học, nhiều bạn chưa kiếm ra tiền nhưng cũng ráng sắm một "con dế", cái xe long lanh nhất cho bằng bạn, bằng bè. Chung quy cũng chỉ vì tâm lý a dua, người ta sao mình vậy, không dám sống thật với những gì mình có vì sợ lạc lõng?
3. Có những người vứt bỏ "cái tôi" của mình thì cũng có những người thổi phồng nó một cách quá mức. Trong một vài trường đại học, các hoạt động tập thể chỉ thu hút được một số đối tượng sinh viên nhất định. Có phong trào, kêu gọi khản cổ cũng chẳng ai tham gia và cứ thế nam sinh giết thời gian bằng cách đánh bida, cà phê cà pháo. Nữ sinh đi chat, đi shopping. Hết chuyện!
Trong khi đó tại một ký túc xá nhỏ của thành phố Augsburg miền Nam nước Đức, tầng lầu nào cũng nhộn nhịp hoạt động. Một tầng dùng để tập thể thao, một tầng chiếu phim miễn phí tối thứ tư, tầng làm phòng chung, tầng dành riêng cho sinh viên tự tổ chức "party". Mỗi tuần, sinh viên một nước sẽ nấu vài món ăn dân tộc để bạn bè quốc tế cùng thưởng thức. Mọi người đều tham gia bởi ai cũng hiểu rằng: dù cái tôi của bạn có lớn thế nào đi nữa, bạn vẫn phải học cách hoà đồng với tập thể. Nếu không, cái tôi của bạn sẽ chỉ là một cái tôi yếu ớt và bị động.
Tuổi trẻ là tuổi khát khao được sống khác - nghĩ khác - làm khác với mọi người. Nhiều bạn trẻ vẫn hay hỏi nhau rằng: Tại sao phải trở nên bình thường? Bởi nét riêng biệt cho dù đôi chút lập dị của mỗi con người cần được tôn trọng. Tuổi trẻ cần có sự cảm thông và bản lĩnh của chính mình có thể tha hồ thể hiện cái tôi riêng biệt trong một tập thể đoàn kết, hoà đồng.
Theo SGTT
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...