Đức là quốc gia chống dịch COVID-19 hiệu quả nhất châu Âu hiện nay khi số ca tử vong rất thấp so với Ý, Tây Ban Nha, Anh và nhiều nước khác.
Trong khi các nước khác tỏ ra chủ quan rồi vỡ trận thì Đức đã siết chặt việc chống dịch ngay từ những ngày đầu. Chính phủ đã kích hoạt điều luật giảm thiểu tự do hoạt động đi lại của người dân trong mùa dịch.
Các hàng quán, dịch vụ công cộng đông người được hạn chế đáng kể, thậm chí nhiều cơ sở kinh doanh tự nguyện đóng cửa.
Người dân Đức phần lớn tuân theo các chỉ lệnh của nhà nước, hạn chế tự do đi lại và kinh doanh.
Thậm chí nhiều người lớn tuổi ở Đức (vốn rất dễ bị tổn thương trước COVID-19) khẳng định họ từng trải qua Thế chiến thứ hai và cả giai đoạn Đức bị chia thành Đông-Tây, và vì vậy họ không sợ chết vì COVID-19. Họ sợ Đức sẽ trở về thời chuyên chế tập quyền của Đức quốc xã (chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler) khi mà quyền tự do của mọi người bị kiểm soát.
Cuối tuần trước, ở nhiều thành phố lớn người dân vẫn tụ tập. Chính quyền phải huy động hàng trăm cảnh sát để giải tán hoặc vây bắt gần 70 vụ. Điều này làm dấy lên lo ngại cảnh sát sẽ lạm dụng vũ trang và bạo lực. Thế nên khi giới lãnh đạo đang đau đầu về biện pháp chống dịch thì cùng lúc họ phải đối phó với các làn sóng yêu cầu bảo vệ tự do dân chủ, bảo vệ hiến pháp.
Rõ ràng, vấn đề tự do cá nhân không phải là chuyện mỗi Đức gặp phải trong cuộc chiến chống dịch.
Các nền dân chủ phương Tây vốn rất duy lý và tất cả hành động của chính phủ đều phải đặt quyền tự do cá nhân của người dân lên hàng đầu. Nhiều chuyên gia nhận định rằng Ý, Tây Ban Nha, Anh hay như Mỹ vỡ trận dịch COVID-19 một phần là vì việc áp dụng các điều lệnh cách ly, phong tỏa, yêu cầu đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người là rất khó.
Tự do đi lại và chống dịch hiệu quả rõ ràng là một bộ đôi bất khả thi
Nói cách khác, tự do đi lại thì không thể chống dịch hiệu quả và ngược lại. Châu Âu và phương Tây nói chung lâu nay vẫn được nhiều tán thưởng bởi sự trưởng thành trong nền dân chủ của họ, và quyền tự do cá nhân là một khẩu hiệu bất diệt.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát dữ dội ở phương Tây và sự khó khăn của chính quyền trong việc kêu gọi hợp tác từ người dân cho thấy một góc nhìn khác.
Nguồn: Báo Pháp luật Online
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...