Tại sao Autobahn tại Đức không giới hạn tốc độ như Mỹ?

Tại sao Autobahn tại Đức không giới hạn tốc độ như Mỹ?

Đức là nước duy nhất trên thế giới không có giới hạn về tốc độ. Tài xế Đức được đào tạo bài bản và thi bằng lái cực khó, khác hoàn toàn với cách thi bằng lái dễ dàng tại Mỹ.

Tại Đức, những con đường cao tốc gọi là Autobahn thường không giới hạn tốc độ. Người dùng có thể thoả sức đạp ga mà không lo bị bắn tốc độ, nhưng Mỹ không có loại đường như vậy.

Các kỹ sư xây dựng đường thường dựa trên một số yếu tố để đưa ra “tốc độ thiết kế” của đường cao tốc. Chẳng hạn độ cong, tầm nhìn góc cua, thiết kế đường dẫn và các loại dải phân cách.

1 1 Tai Sao Autobahn Tai Duc Khong Gioi Han Toc Do Nhu My

Autobahn được coi là hệ thống cao tốc tốt nhất thế giới. Ảnh: Fitmycar.

Tại Đức có nhiều tuyến đường không giới hạn tốc độ, nhưng không đồng nghĩa với việc bạn có thể chạy theo bất kỳ kiểu nào. Cảnh sát sẽ dùng camera theo dõi để phạt những chiếc xe nối đuôi khi chạy tốc độ cao, không đảm bảo khoảng cách an toàn.

Khác với Đức, tại Mỹ không có tuyến đường nào được tự do về tốc độ. Người dùng sẽ phải tuân thủ theo biển báo bởi các lý do sau:

Thi bằng lái: Việc lấy bằng lái xe hơi tại Mỹ vô cùng dễ dàng. Người lái chỉ được yêu cầu lái xe ở tốc độ dưới 120 km/h. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác, công suất xe hơi ngày càng mạnh, và việc đạt tốc độ 140 – 160 km/h không còn quá khó. Hầu hết xe hơi đều không được thiết kế để chịu tác động ở những vụ va chạm ở tốc độ như vậy. Trong khi đó việc lấy bằng lái xe tại Đức vô cùng khó khăn và mỗi người điều khiển xe đều là một tay lái chuyên nghiệp.

Lái xe có những quy tắc: Ngoài kinh nghiệm kiểm soát xe thực tế, lái xe còn cần văn hoá ứng xử phù hợp với điều kiện giao thông. Chẳng hạn người Mỹ chỉ cần bật tín hiệu xi-nhan trước khi chuyển làn đường và nhìn gương chiếu hậu. Nhưng khi xe đang ở tốc độ cực lớn, việc chuyển làn có thể gây tai nạn liên hoàn.

Joseph Guindi – một kỹ sư người Mỹ cho biết số lượng lớn người điều khiển xe hơi tại Mỹ có văn hoá lái xe tệ hại, bởi họ không được đào tạo bài bản. Họ quá bận với điện thoại và những cuộc trò chuyện trong xe và không tập trung điều khiển. Thậm chí đang ở tốc độ 120 km/h, người lái vẫn bất ngờ chuyển làn và gây ra những vụ tai nạn thảm khốc.

1 2 Tai Sao Autobahn Tai Duc Khong Gioi Han Toc Do Nhu My

Người Đức ít khi chuyển làn khi không cần thiết. Ảnh: Wikimedia.

Khi lái xe trên Autobahn của Đức, người ta thường tuân thủ nguyên tắc giữ làn. Người Đức ít khi chuyển làn khi không cần thiết, và mỗi làn có tốc độ khác nhau. Những xe đi chậm chạy làn bên phải và xe đi nhanh vào làn bên trái.

Văn hoá người Mỹ. Tâm lý của nhiều người Mỹ là sử dụng những chiếc SUV và bán tải to lớn. Những loại xe này không được thiết kế để chạy nhanh như xe thể thao. Sẽ quá nguy hiểm nếu một chiếc SUV chạy tốc độ 200 km/h. Nếu những chiếc xe này chạy đầy đường sẽ trở thành vật cản khiến những người lái xe thể thao có cảm giác bị mắc kẹt khi đường không giới hạn tốc độ.

Chất lượng mặt đường: Autobahn của Đức đạt tới trình độ kỹ thuật xây dựng mặt đường một cách kỳ diệu. Chúng được bảo trì tốt, luôn bằng phẳng và không có những ổ gà, đá sỏi hay trơn trượt (như khu vực California). Tất cả đều được trải nhựa đường có độ bám cao, thoát nước tốt. Không giống như một số tuyến đường tại Mỹ trải bê tông gây tiếng ồn lớn và ma sát thấp, có thể gây tai nạn khi mưa.

1 3 Tai Sao Autobahn Tai Duc Khong Gioi Han Toc Do Nhu My

Người Mỹ chạy xe lộn xộn và hay chuyển làn đột ngột nên tốc độ bị giới hạn. Ảnh: Dissolve.

Các điểm dừng dịch vụ: Người Đức xây dựng các điểm dừng và trạm xăng dọc Autobahn được bố trí tuyệt vời để đảm bảo phục vụ người lái. Bạn không phải rời xa lộ mà có thể ghé vào các trạm dừng chân ngay trên cao tốc, điều này giúp chuyến đi không bị gián đoạn, tốc độ trung bình cũng cao hơn.

Tại châu Âu nói chung và Đức nói riêng rất ít xảy ra tai nạn dù vận hành xe ở vận tốc 220 km/h. Trong khi tại Mỹ, tốc độ trung bình chỉ bằng nửa con số trên nhưng tai nạn rất thường xuyên.

Theo Zing


© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong GOCDUHOC