Tại sao thu nhập bình quân cao người Đức chỉ thích dùng đồ cũ, áo quần vài năm không mua mới?

Tại Đức, dù người có thu nhập cao và cuộc sống sung túc đi chăng nữa, đa phần đều yêu thích việc sử dụng đồ cũ, có thể vài năm không thèm shopping mua quần áo mới, các vật dụng trong nhà ưu tiên mua đồ đã qua sử dụng.

1 1 Tai Sao Thu Nhap Binh Quan Cao Nguoi Duc Chi Thich Dung Do Cu Ao Quan Vai Nam Khong Mua Moi

Có một sự thật bất ngờ rằng, tại Đức, dù người có thu nhập cao và cuộc sống sung túc đi chăng nữa, đa phần đều yêu thích việc sử dụng đồ cũ, có thể vài năm không thèm shopping mua quần áo mới, các vật dụng trong nhà, thậm chí là cả xe hơi, người Đức vẫn ưu tiên mua đồ cũ đã qua sử dụng.

Về lý do thì có vài lý do chính như sau:

1 2 Tai Sao Thu Nhap Binh Quan Cao Nguoi Duc Chi Thich Dung Do Cu Ao Quan Vai Nam Khong Mua Moi

Tiết kiệm chi phí

Tất nhiên rồi, việc không thường xuyên mua sắm đồ mới và cả phương châm chỉ mua đồ cũ giúp người dân Đức tiết kiệm được kha khá chi phí sinh hoạt. Với khoảng tiền tích trữ được, họ sẽ dùng cho những việc khác thiết yếu hơn, hoặc đề phòng rủi ro bất ngờ như ốm đau, bệnh tật,...

Bảo vệ môi trường

Người Đức có ý thức bảo vệ môi trường rất cao và họ thường bắt đầu tìm cách bảo vệ môi trường bằng những hành động nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Trung thành với áo quần cũ, chỉ mua đồ second hand là một trong số đó.

1 3 Tai Sao Thu Nhap Binh Quan Cao Nguoi Duc Chi Thich Dung Do Cu Ao Quan Vai Nam Khong Mua Moi

1 4 Tai Sao Thu Nhap Binh Quan Cao Nguoi Duc Chi Thich Dung Do Cu Ao Quan Vai Nam Khong Mua Moi

Bằng cách này, họ có thể góp phần làm giảm lượng rác thải ra môi trường và kiềm hãm sự phát triển quá mức của các ngành công nghiệp - nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình biến đổi khí hậu.

Ủng hộ cho ý thức của người dân, gần đây, quốc hội Berlin đã đưa ra quan điểm hy vọng các mặt hàng như áo quần cũ và các đồ dùng đã qua sử dụng sẽ trở thành một xu hướng mua sắm mới. Do đó, họ đã lên kế hoạch mở cửa một số cửa hàng chỉ bán đồ cũ ở Berlin.

1 5 Tai Sao Thu Nhap Binh Quan Cao Nguoi Duc Chi Thich Dung Do Cu Ao Quan Vai Nam Khong Mua Moi

Chất lượng

Đồ dùng vật dụng tại Đức vốn nổi tiếng khắp thế giới về chất lượng, cả một cây bút bi do họ sản xuất thôi cũng có thể sử dụng nhiều năm nếu không hết mực, xe hơi thì chắc cũng không cần phải bàn cãi nhiều.

Riêng quần áo thì do tâm lý chung sử dụng đồ cũ nên người Đức luôn có ý thức giữ gìn áo quần của mình trong trạng thái tốt nhất, sau vì lý do gì đó không mặc nữa thì có thể bán cho người khác.

Đồ dùng chất lượng, áo quần tuy cũ nhưng vẫn tốt vậy thì không có lý do gì để người Đức từ chối mua đồ cũ để góp phần bảo vệ môi trường và túi tiền cả, phải không?

1 6 Tai Sao Thu Nhap Binh Quan Cao Nguoi Duc Chi Thich Dung Do Cu Ao Quan Vai Nam Khong Mua Moi

Đồ cũ có “linh hồn”

Người Đức tin rằng, đồ cũ đã qua sử dụng có linh hồn riêng, câu chuyện riêng và tình cảm riêng, cho nên sử dụng đồ cũ hoặc mua sắm đồ đã qua sử dụng mang lại ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều so với việc mua mới.

Các cửa hàng vintage ở khắp các thành phố tại Đức được giới trẻ yêu thích nồng nhiệt với lý do các mặt hàng với vẻ ngoài “rêu phong” làm toát lên chất “nghệ” và có thể giúp người sử dụng định hình phong cách không lẫn vào ai.

1 7 Tai Sao Thu Nhap Binh Quan Cao Nguoi Duc Chi Thich Dung Do Cu Ao Quan Vai Nam Khong Mua Moi

Tư duy “nhặt rác chẳng có gì xấu cả”

Tại Đức, bạn sẽ chẳng bao giờ bị đánh giá nếu tiện tay nhặt đồ cũ ai đó vứt bên đường mang về sử dụng, thậm chí hành động này còn được hoan nghênh vì góp phần làm giảm thiểu rác thải.

Đây là một lý do giúp người Đức tự tin hơn trong việc sử dụng đồ cũ hay nhặt đồ cũ bên đường mang về dùng.

Nền tảng mua sắm đồ cũ tiện lợi

eBay và eBay Kleinanzeigen là 2 nền tảng mua sắm trực tuyến phổ biến nhất tại Đức. Trên các nền tảng này, người Đức có thể dễ dàng tìm mua được các món đồ cũ đúng gu một cách nhanh chóng, chưa kể vấn đề giao dịch cũng rất linh hoạt và thoải mái kể cả khi bạn mua xe hơi cũ.

 

Nguồn: Cafef.vn

 


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức