Làm việc ít không có nghĩa là năng suất kém, và người Đức là một minh chứng tiêu biểu cho điều này
Đức là quốc gia làm việc ít nhất thế giới, theo số liệu năm 2015 của tổ chức OECD. Điều đặc biệt là, người Đức đồng thời rất nổi tiếng với năng suất làm việc hiệu quả và chất lượng. Chúng ta có thể học hỏi được gì từ văn hoá công sở và phong cách sống của người Đức? Loạt bài này sẽ giải đáp phần nào câu hỏi trên.
Theo số liệu năm 2015 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Đức hiện đang là quốc gia làm việc ít nhất thế giới. Người Đức trung bình chỉ làm việc 1.371 tiếng/năm, tương đương khoảng 26 tiếng/tuần. Nếu mỗi tuần làm việc 5 ngày, trung bình người Đức chỉ làm khoảng hơn 5 tiếng/ngày.
Làm việc ít không có nghĩa là năng suất kém, và người Đức là một minh chứng tiêu biểu cho điều này. Theo Huffington Post, Đức là cường quốc công nghiệp của châu Âu và cũng là một nhà sản xuất hàng đầu, xuất khẩu hàng hóa cho các quốc gia đang phát triển ở châu Á. Không phải tự nhiên mà sự siêu việt của các kĩ sư người Đức làm việc cho hãng xe hơi Volkswagen trở nên nổi tiếng toàn thế giới.
Là động cơ thúc đẩy kinh tế của EU, Đức đã một tay cứu khu vực đồng euro khỏi sự sụp đổ vào năm 2012, theo Huffington Post. Nhưng cùng lúc, công nhân Đức lại được hưởng những điều luật bảo vệ người lao động chưa từng có và giờ làm việc ngắn hơn so với hầu hết các nước khác. Vậy, làm thế nào mà quốc gia làm việc ít nhất thế giới này lại có thể duy trì năng suất cao như vậy?
Phương thức làm việc của người Đức là nghiêm túc và chuyên nghiệp. Dưới đây là những đặc điểm chính trong văn hóa công sở tại Đức, những điều không chỉ người dân Việt Nam mà nhiều quốc gia khác đều có thể học hỏi để làm việc hiệu quả hơn.
Tập trung tuyệt đối
Trong văn hóa kinh doanh của Đức, khi một nhân viên đang làm việc, họ không nên làm bất cứ điều gì khác ngoài công việc. Facebook, email cá nhân, “tám” chuyện với đồng nghiệp,… thường được coi là những những hành vi xã hội không thể chấp nhận nơi công sở.
Trong một bộ phim tài liệu của BBC “Làm cho tôi trở thành người Đức” (Make Me A German), một phụ nữ trẻ người Đức đã kể lại cú sốc văn hóa của cô khi đến Anh quốc trong một lần trao đổi công việc.
“Tôi đang ở trong văn phòng và mọi người luôn kể chuyện riêng tư của họ. Họ nói về kế hoạch tối nay, trong lúc uống cà phê cũng vậy”. Cô đã khá ngạc nhiên trước tính cách “kì lạ” này của người Anh.
Facebook, email cá nhân, “tám” chuyện với đồng nghiệp,… thường được coi là những những hành vi xã hội không thể chấp nhận nơi công sở
Rõ ràng, tại nhiều quốc gia khác như Mỹ, những hành vi này không phải là quá nghiêm trọng. Theo American Express, người Mỹ thậm chí còn có xu hướng dành nhiều thời gian để giao lưu nơi công sở hơn, trong khi người châu Âu thì ngược lại và nhanh chóng trở về nhà sau giờ làm việc.
Tác giả Thomas Geoghegan từng viết trên tờ New York Times: “Ở Mỹ, vừa uống cà phê vừa nói chuyện với đồng nghiệp là chuyện bình thường. Do đó, một ngày làm việc ở Mỹ kéo dài hơn, nhưng lại thoải mái hơn. Tuy nhiên, kéo dài hơn không có nghĩa là hiệu quả hơn. Vì một khối lượng công việc nhất định đều có thể hoàn thành trong cả hai trường hợp trên”.
Bầu không khí làm việc của Mỹ được cho là thoải mái và thân thiện hơn, trong khi công sở Đức lại đặt trọng tâm vào chất lượng, thời gian làm việc theo cá nhân, sau đó rời khỏi văn phòng ngay sau khi xong việc.
Công sở Đức lại đặt trọng tâm vào chất lượng, làm việc theo cá nhân, sau đó rời khỏi văn phòng ngay sau khi xong việc
Thẳng thắn và trực tiếp
Văn hóa kinh doanh của Đức cũng ủng hộ sự thẳng thắn và trực tiếp trong giao tiếp. Trong khi người Mỹ có xu hướng coi trọng những cuộc nói chuyện nhỏ bên lề và duy trì một bầu không khí lạc quan, người Đức hiếm khi vòng vo. Người lao động Đức sẽ trực tiếp nói chuyện với quản lý về đánh giá hiệu suất, lao vào một cuộc họp mà không bị lên án là “phá ngang” và sử dụng ngôn ngữ chỉ huy mà không cần tới các cụm từ lịch sự.
Ví dụ, nếu một người Mỹ nói: “Sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể làm xong việc này cho tôi và lúc 3 giờ chiều”, thì một người Đức sẽ nói: “Tôi cần việc này làm xong lúc 3 giờ chiều”.
Khi một người Đức đang làm việc, họ sẽ rất tập trung và siêng năng, dẫn đến một năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn, tờ American Express nhận định.
Khi một người Đức đang làm việc, họ sẽ rất tập trung và siêng năng, dẫn đến một năng suất cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn
Họp ít hơn
Một người Mỹ làm quản lý ở Đức đã nhận xét những nhân viên Đức là “cá nhân và khép kín”. Trong khi người Mỹ có xu hướng họp mặt mỗi khi gặp phải vấn đề, thì người Đức lại ít “họp hành” hơn.
Thông thường người Đức sẽ làm việc từ xa và mất nhiều thời gian đi lại trong ngày, kết quả là, các buổi làm việc cá nhân của họ sẽ buộc phải tập trung hơn mà mang lại kết quả cao hơn.
Tại Mỹ, dường như có quá nhiều cuộc họp được tổ chức tại các công ty. Thế nhưng, người Đức đã học được rằng các cuộc họp và năng suất lao động không đi kèm với nhau.
Văn hóa làm việc của Đức, nhìn chung, rất khác so với Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, chắc chắc có những bài học có thể rút ra từ các “đối tác” Đức. Tách rời công việc và giải trí sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống cân bằng hơn. Đặt điện thoại xuống sau giờ làm việc giúp chúng ta nghỉ ngơi hoàn toàn.
Khi có việc gì đó cần phải làm, hãy tắt Facebook và các thông báo khác, để trí óc được yên tĩnh và tập trung. Trò chuyện trực tiếp có thể giúp tăng năng suất và tăng sự minh bạch giữa các thành viên trong nhóm.
Theo Trà My (Dân Việt)
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...