Đức – quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất Châu Âu – đang chào đón hàng nhập khẩu từ Việt Nam đặc biệt là nông sản.
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản khả quan của Việt Nam vào thị trường khó tính bậc nhất tại EU này đang cho thấy chất lượng hàng nông sản của Việt Nam đã được nâng cao và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của phía đối tác nhập khẩu. Với việc tận dụng tốt các cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Đức dự báo có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nữa trong những năm tiếp theo.
Việt Nam đứng đầu khu vực châu Á về xuất khẩu nông sản sang thị trường Đức
Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Đức đã chi 24,43 tỷ USD nhập khẩu các mặt hàng nông sản trong 9 tháng năm 2021, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Đức phần lớn nhập khẩu nông sản từ các nước trong khối EU như Tây Ban Nha, Hà Lan, Italy… Đồng thời cũng nhập khẩu khối lượng lớn nông sản từ Brazil và Hoa Kỳ. Đáng chú ý, Việt Nam đứng vị trí thứ 11 trong nhóm các thị trường cung cấp nông sản hàng đầu của Đức, đạt 528 triệu USD, chiếm 2,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nông sản của Đức. Với vị trí này, hiện Việt Nam đang là nguồn cung nông sản lớn nhất của Đức tại khu vực châu Á, kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam vào Đức vượt xa các thị trường cung cấp khác như Trung Quốc, Ấn Độ.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức, đứng đầu về nông sản xuất khẩu sang thị trường này là mặt hàng cà phê với 209,08 nghìn tấn, trị giá 377,15 triệu USD, tăng 1,9% về lượng và tăng 18,2% về trị giá so với 11 tháng năm 2020. Tiếp theo là hạt điều với 19,4 nghìn tấn, trị giá 122,64 triệu USD, tăng 9,5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá. Những mặt hàng khác cũng ghi nhận kim ngạch tăng trưởng cao như: Cao su tăng 115,3%, hạt tiêu tăng 73,4%, gạo tăng 118,3%, rau quả tăng 7,6%. Riêng mặt hàng chè giảm 7%.
Giới chuyên môn nhận định rằng còn nhiều tiềm năng xuất khẩu nông sản vào Đức. Hiệp định EVFTA sẽ dỡ bỏ 99,2% số dòng thuế cho hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Đức sau 7 năm, và cũng xoá bỏ 98,3% số dòng thuế cho các sản phẩm của Đức nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sau 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. EVFTA cũng bảo hộ chỉ dẫn địa lý tự động cho 39 sản phẩm của Việt Nam và 12 sản phẩm của EU, giúp các sản phẩm này gia tăng giá trị và thương hiệu khi tiếp cận thị trường mỗi bên.
Nguồn: doanhnghiephoinhap.vn
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...