Thiên đường tốc độ tại Đức bắt nhịp chuyển đổi xanh

Đức nổi tiếng với hệ thống đường cao tốc quy mô và hiện đại hàng đầu thế giới – Autobahn. Những chiếc ô tô chạy tốc độ cao trên hệ thống đường cao tốc dài 7.200 dặm (khoảng 11.587km) là một phần không thể thiếu trong thần thoại nước Đức.

1 Thien Duong Toc Do Tai Duc Bat Nhip Chuyen Doi Xanh

Theo hãng CNN, những chiếc ô tô chạy tốc độ cao trên hệ thống đường cao tốc dài 7.200 dặm (khoảng 11.587km) là một phần không thể thiếu trong thần thoại nước Đức. Lái xe trên cao tốc được xem là một trải nghiệm ngoạn mục đối với những tín đồ mê tốc độ ở Đức.

Tốc độ 241 km/h, 322 km/h hoặc hơn, không có điểm dừng, không trạm thu phí, không dành cho người yếu tim là những điều khiến trải nghiệm này trở nên đặc biệt.

2 Thien Duong Toc Do Tai Duc Bat Nhip Chuyen Doi Xanh

Trong nhiều thập kỷ, những người lái xe ở Đức (chủ yếu là nam giới) đã tận hưởng tốc độ vô hạn này, những tín đồ mê tốc độ đã lái ô tô của các nhãn hiệu nổi tiếng như Volkswagen, BMW và Mercedes Benz cũng thỏa mãn đam mê trên cao tốc Autobahn.

Ở bối cảnh hiện tại, cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến người dân Đức phải suy nghĩ lại về những cuộc đua trên đường cao tốc – được ví như thiên đường tốc độ.

Theo các chuyên gia, lượng khí thải carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải của Đức hầu hết là do ô tô và xe tải với tốc độ càng cao thì lượng khí thải càng lớn. Những con đường có tới 4 hoặc 5 làn xe đang bị ảnh hưởng khi EU lên tiếng cấm sử dụng khí đốt và dầu diesel vào năm 2035.

Tất nhiên, xe điện (EV) cũng cần có những con đường tốt nhưng vì mã lực và tốc độ tối đa của chúng thường thấp hơn xe chạy bằng khí đốt hoặc cần nhiều trạm sạc hơn trên đường đua nên sẽ gây rắc rối hơn cho các tín đồ mê tốc độ.

Theo CNN, trong tương lai, xu hướng xe chạy bằng khí đốt sẽ không còn chỗ đứng ở thế kỷ 21 khi thế giới đang chạy đua để giảm thiểu phát thải carbon. Liên minh châu Âu (EU) cũng đặt mục tiêu giảm lượng khí thải ít nhất 55% vào năm 2030. Tuy nhiên, lượng khí thải giao thông vận tải của EU đã tăng đều đặn trong nhiều năm.

Ở Đức, xu hướng này thậm chí còn tồi tệ hơn: tỷ lệ khí thải giao thông vận tải đã tăng gần 1/2 từ năm 1990 đến năm 2022 trong khi lượng khí thải ở hầu hết các lĩnh vực khác, bao gồm cả ngành công nghiệp đã giảm. Đức có nhiều ô tô lưu thông trên đường nhất so với bất kỳ quốc gia EU nào (gần 49 triệu ô tô).

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã lên tiếng kêu gọi Đức cũng như mọi quốc gia khác – đã gắn liền với văn hóa ô tô từ lâu – nên bắt tay ngay vào cuộc cách mạng giao thông bền vững.

Thỏa thuận xanh của EU cũng đặt kỳ vọng châu Âu sẽ là lục địa trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới vào năm 2050. Và chỉ trong tháng này, Ủy ban EU đã đề xuất mục tiêu không phát thải đối với xe bus thành phố mới vào năm 2030 và giảm 90% lượng khí thải đối với xe tải mới vào năm 2040.


©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức

Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000



 

Bài viết khác trong Góc Du học Đức