Đây không phải là một nhận định truyền miệng vô căn cứ. Trong một cuộc khảo sát mới nhất của Time Out Index, Berlin nhận được phần lớn phiếu bầu với nhận xét là thành phố thô lỗ nhất thế giới. Trong số những người dân Berlin tham gia khảo sát, hơn 55% đều khẳng định bản thân họ thẳng tính và có cách cư xử phần nào thô lỗ.
Những người dân cộc cằn
Biên tập viên của Time Out chia sẻ lại kỷ niệm lần ghé thăm Berlin và được “mắt thấy tai nghe” sự cộc cằn của người dân địa phương ở đây.
“Còn trẻ vậy mà mù”. Đó là lời mỉa mai kèm theo ánh mắt xéo sắc của một cụ già Berlin dành cho biên tập viên này vì anh băng qua đường lúc đèn đỏ vẫn sáng.
Sự cộc cằn thường trực trong tính cách thường ngày của người Berlin dễ làm du khách lần đầu tới đây thấy ngỡ ngàng. Tại các nhà hàng, việc yêu cầu một ly nước suối đôi khi cũng khiến nhân viên phục vụ khó chịu ra mặt nếu điều đó khiến họ thấy lãng phí thời gian.
Những người địa phương lành tính đôi khi cũng thấy bối rối trước những đồng hương thẳng tính, thô lỗ. Một nhóm người địa phương chia sẻ với Time Out họ thường xuyên gặp phải những kiểu hành xử thô lỗ trong các công viên, cửa hàng, ga xe lửa. Thậm chí không gian mạng cũng không ngoại lệ.
Văn hóa ăn to nói lớn
Mặc dù bị đánh giá là thô lỗ, người Berlin lại tự hào về nét tính cách thẳng thắn quá đà này. Họ coi việc “ăn to, nói lớn”, không câu nệ dài dòng là một phần của văn hóa địa phương. Người Berlin gọi cách hành xử này là “Berliner schnauze”.
Theo Time Out, “schnauze” chỉ cách giao tiếp, nói chuyện của tầng lớp lao động. Thuật ngữ này bắt nguồn từ nhịp staccato, chỉ cách nói chuyện có sử dụng những từ âm tiết nặng, mang nét dí dỏm, phóng khoáng.
Schnauze dần phổ biến trong thời kỳ Berlin đang phát triển thành một thành phố công nghiệp. Người dân thành phố sử dụng ngôn ngữ vay mượn từ tiếng Pháp, tiếng Yiddish của người Do Thái nên không trùng lặp với bất kỳ ngôn ngữ vùng miền nào khác ở Đức.
Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp du nhập vào Berlin mang văn hóa Anh – Mỹ, ôn hòa hơn so với văn hóa của tầng lớp lao động. Điều này làm mờ đi việc giao tiếp bằng ngôn ngữ schnauze của người Berlin.
Tuy nhiên, lối giao tiếp bằng khẩu ngữ schnauze vẫn tồn tại và ăn sâu vào đời sống của người Berlin. Ngày nay, du khách dễ dàng bắt gặp một người thợ xây đùa giỡn, nói chuyện sỗ sàng với chủ nhà. Thậm chí, những người này còn tỏ thái độ khó chịu nếu chủ nhà không đáp lại được những miếng đùa thô lỗ của họ.
Một số người Berlin thừa nhận mặc dù văn hóa schnauze tồn tại trong đời sống thường nhật, họ cảm thấy khó phát âm chuẩn và theo kịp phương ngữ này.
Quay lại câu chuyện của biên tập viên Time Out bị một bà cụ mỉa mai trên đường bằng lối nói chuyện schnauze. Người này đã tìm hiểu kỹ văn hóa giao tiếp tại Berlin và tự nhiên đáp trả bà cụ bằng một câu nói sỗ sàng không kém: “Già rồi mà còn thô lỗ”.
Tuy nhiên, anh cảm thấy ngại ngùng ngay sau đó và quay sang xin lỗi bà cụ. Bằng tính cách hào sảng của người Berlin, bà cụ cười to đáp lại: “Làm tốt lắm chàng trai!”.
Nguồn: ZingNews
©2000-2025 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong Góc Du học Đức
-
Kinh nghiệm đăng ký cư trú tại Đức: Hướng dẫn chi tiết cho du học sinh Việt Nam
Khi mới sang Đức, một trong những thủ tục quan trọng mà bạn cần thực hiện là đăng ký cư trú. Tương tự như tại Việt Nam, việc đăng ký cư...
-
Bí quyết xin học bổng DAAD du học Đức thành công
Học bổng DAAD (Deutscher Akademischer Austauschdienst) là một trong những học bổng danh giá nhất dành cho du học sinh quốc tế tại Đức. Đây là cơ...
-
Năm điều nên biết khi bạn muốn du học Đức
Xin chào các bạn! Mình đã từng du học và sinh sống tại Đức được 7 năm, hôm nay mình muốn chia sẻ những điều quan trọng nhất mà bạn cần...
-
Chưa đỗ ông Nghè đã lòe "phông bạt: "TIẾN SĨ VIỆT NAM" ở Đức
Câu chuyện của Tiến sĩ Vương Tấn Việt cũng bắt đầu bằng "thằng ba trợn".. và lần này lại một ông "tiến sĩ Đức" ra đi từ làng...Anh Lê Ngọc Sơn này...