Tiền Hỗ trợ khởi nghiệp được cơ quan quản lý lao động điạ phương (Bundesagentur für Arbeit – người Việt quen gọi là Sở Lao động) cấp cho đối tượng thất nghiệp đang hưởng tiền thất nghiệp bậc I (Arbeitslosengeld I) chuyển sang tự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp.
Điều kiện hưởng Gründungszuschuss:
– Thực sự đang thất nghiệp. Những người đang làm công tự hủy hợp đồng vô cớ để chuyển sang kinh doanh, cũng được hưởng tiêu chuẩn trên, nhưng bị cắt trong 3 tháng đầu (Sperrzeit).
Những trường hợp tự hủy hợp đồng có căn cứ xác đáng, hoặc bị chủ thải hồi đều được quyền hưởng trọn vẹn tiêu chuẩn trên.
– Đang còn thời gian hưởng tiền thất nghiệp ít nhất 90 ngày.
– Công việc tự kinh doanh, hành nghề phải bảo đảm ít nhất 15 giờ / tuần. Giới hạn 15 giờ / tuần là mốc dùng để phân biệt: trên 15 giờ là không còn thất nghiệp, dưới 15 giờ vẫn thuộc diện thất nghiệp nhưng có đi làm thêm (Aushilfe).
Hỗ trợ là để chống khỏi thất nghiệp, chứ không dành cho người vẫn thất nghiệp.
– Phải có dự án khởi nghiệp (Existenzgründungskonzept) được cơ quan chức năng chứng nhận khả thi.
– Phải được Sở Lao động đánh giá có đủ khả năng nghề nghiệp lẫn điều kiện cá nhân bảo đảm khởi nghiệp. Trong trường hợp nhận thấy chưa bảo đảm, họ sẽ giới thiệu tham gia các khoá học bồi dưỡng.
– Trong vòng 24 tháng trước đó chưa hề nhận các khoản tiền hỗ trợ tương tự (Überbrückungsgeld, Ich-AG).
– Tại thời điểm đệ đơn chưa tròn 65 tuổi (mức tuổi về hưu quy định trước đây).
Thủ tục:
– Đệ đơn theo mẫu in sẵn tại Sở Lao động điạ phương.
– Xin chứng nhận dự án khởi nghiệp khả thi của các cơ quan chuyên môn:
Tư vấn thuế (Steuerberater), tư vấn doanh nghiệp (Unternehmensberater), kiểm toán (Wirtschaftsprüfer), hiệp hội công thương (IHK), nghề nghiệp (Handwerkskammer, Berufsverbände), ngân hàng, qũy tiết kiệm và các trung tâm tư vấn cho những người khởi nghiệp.
Hồ sơ để xin giấy chứng nhận gồm: bản trình bày dự án, khả năng tài chính, doanh thu và lợi nhuận dự kiến, lý lịch trích ngang, mức và thời gian trợ cấp cần thiết.
Mức và thời gian hỗ trợ:
Người khởi nghiệp được hỗ trợ tối đa 15 tháng qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn đầu 6 tháng, số tiền hỗ trợ bằng mức tiền thất nghiệp nhận lần cuối cùng.
Ngoài ra người khởi nghiệp còn được cấp mỗi tháng 300 Euro, để đóng bảo hiểm xã hội. Nói cách khác, họ được tiếp tục hưởng trọn vẹn tiêu chuẩn thất nghiệp bậc I.
– Giai đoạn 2 có thể được xét tiếp, kéo dài 9 tháng, nếu Sở Lao động kiểm tra xác nhận kinh doanh có triển vọng, người khởi nghiệp được cấp mỗi tháng 300 Euro trong vòng 9 tháng.
– Tiền Gründungszuschuss không thuộc thu nhập tính thuế, nghĩa là nó vừa được miễn thuế vừa không bị cộng vào lãi kinh doanh để áp dụng tỷ suất thuế cho phần thu nhập kinh doanh đó (tiếng Đức gọi là Progressionsvorbehalt).
Hai giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc quyết định chủ quan của Sở Lao động, người kinh doanh không có quyền đòi, nghĩa là, nếu Sở Lao động từ chối họ cũng không thể kiện ra toà đòi giải quyết.
Trường hợp phá sản:
Trong trường hợp kinh doanh không thành công, phải đóng cửa, trở lại thất nghiệp, nếu người nhận hỗ trợ vẫn còn tiêu chuẩn về thời gian hưởng tiền thất nghiệp bậc I, thì bị trừ đi thời gian đã hưởng tiền hỗ trợ.
Chẳng hạn tiêu chuẩn hưởng tiền thất nghiệp được 15 tháng, đã nhận tiền hỗ trợ khởi nghiệp mất 9 tháng, thì tiêu chuẩn thất nghiệp được hưởng chỉ còn lại 6 tháng.
Nguồn: thoibaovietduc
© 2024 | Du Học Đức - Thông tin du học Đức
Cập nhật - trao đổi và kinh nghiệm du học ở Đức từ năm 2000
Bài viết khác trong GOCDUHOC
-
10 sự thật không ngờ về Du học Đức
Trong một vài năm trở lại đây, Du học Đức là một trong những sự lựa chọn hàng của các bạn có mong muốn được học tập trong môi trường quốc...
-
Đức: ''Luật nhập cư sửa đổi'' bắt đầu có hiệu lực nhằm thu hút lao động tay nghề
Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ sâu rộng về chính sách nhập cư của Đức nhằm ứng phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng...
-
''Làng trong Phố'' - nơi quy tụ thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Đức
Hàng loạt sự kiện sôi nổi diễn ra liên tục trong 3 ngày của chương trình Trại Hè 2023 đã thu hút hàng trăm thanh niên, sinh viên và học...
-
Đi nước ngoài 4 năm, điều gì khiến bạn ngạc nhiên nhất khi trở về Việt Nam?
Tuần trước, mình có ngồi bia hơi với bạn cùng công ty cũ, nó đi học và làm việc ở Đức từ đầu năm 2019 đến tận hè này mới về Việt Nam do...